• Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn thế giới

  • Phòng khám phụ khoa uy tín - Chất lượng tại Việt Nam

phòng khám khoa phụ khoa - tphcm

Bật Mí Mẹo Hay Tại Nhà Chấm Dứt Viêm Da Cơ Địa

Ngày đăng : 07-11-2020 - Lượt xem : 1321

Viêm da cơ địa ở mặt hay chàm (eczema) là tình trạng bệnh lý khiến da ửng đỏ và ngứa. Đây là căn bệnh có tính chất dai dẳng, khó trị, thường xuyên tái phát khiến cuộc sống người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề. Bên cạnh đó, nếu để lâu ngày không điều trị bệnh viêm da cơ địa còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà các triệu chứng da khô rát, bong tróc cũng vô cùng “ám ảnh”. Dưới đây là những thông tin cụ thể về căn bệnh này.

TRIỆU CHỨNG VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở MẶT THƯỜNG XẢY RA 

Thực tế, bệnh viêm da cơ địa ở mặt cũng rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh dị ứng da, viêm da khác. Do đó, người bệnh cần trang bị kiến thức để nhận biết bệnh kịp thời.

Một số triệu chứng viêm da cơ địa ở mặt thường gặp ở nhiều người, như sau:

+Khô da

+Ngứa, nặng nề hơn về đêm

+Các mảng đỏ hoặc nâu xám ở tay, chân, cổ chân, cổ tay, cổ, ngực, mi mắt, diện khớp khuỷu và gối, mặt và da đầu ở trẻ em

+Mụn nước nhỏ, có thể vỡ và chảy dịch do gãi

+Mảng da dày, có vảy

+Sưng, phù nề da do gãi

Viêm da cơ địa đa số xuất hiện trước 5 tuổi và có thể tồn tại kéo dài đến tuổi thanh thiếu niên và người lớn. Đối với nhiều người, bệnh có thể có những đợt cấp theo từng giai đoạn, sau đó biến mất trong một khoảng thời gian dài, đôi khi nhiều năm.

Phụ huynh cần đưa trẻ đến khám ngay tại các cơ sở y tế nếu:

+Các triệu chứng xuất hiện cản trở hoạt động thường ngày của trẻ, bao gồm cả giấc ngủ.

+Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng da với các vảy tiết màu vàng, vùng da xung quanh sưng đỏ hoặc sốt cao.

+Triệu chứng xuất hiện dai dẳng mặc dù đã được điều trị.

Viêm da cơ địa tuy là bệnh lý ngoài da nhưng có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Tùy thuộc vào từng biến chứng, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện lâm sàng đa dạng như:

+Hen phế quản: Viêm da cơ địa đôi khi là bất thường đi trước, gợi ý bệnh hen. Hơn một nửa trẻ em mắc viêm da cơ địa sẽ đối mặt với bệnh hen sau 13 tuổi.

+Da đóng vảy, ngứa mãn tính: Trẻ vì ngứa mà gãi các mảng đỏ trên da chỉ làm cho tình trạng ngứa nặng nề hơn. Điều này kéo dài sẽ làm da thay đổi màu sắc, dày và sạm.

+Nhiễm trùng da: Do đặc điểm ngứa của bệnh, trẻ thường gãi các vùng da tổn thương và tạo ra các vết thương hở. Từ đó, nguy cơ nhiễm khuẩn do vi khuẩn, vi rút tăng lên, nhất là nhóm virus herpes.

Rối Loạn Giấc Ngủ: Vòng luẩn quẩn ngứa – gãi làm suy giảm chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Khuyến cáo: Viêm da cơ địa ở mặt nếu tái phát nhiều lần còn có thể tạo điều kiện bùng phát một số vấn đề khác về sức khỏe như: bùng phát viêm mũi dị ứng, tăng nguy cơ viêm kết mạc mắt, hen suyễn; cơ thể thường xuyên mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ… ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống

> > >  Xem thêm : các bệnh lý về  Viêm da cơ địa  là gì ? < < < 

NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở MẶT THƯỜNG GẶP

Theo phân tích của các chuyên gia thì sự xuất hiện của viêm da cơ địa là hậu quả của quá trình tương tác nhiều yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Cụ thể bao gồm:

► Viêm da cơ địa do di truyền: Nếu trong gia đình có cha/ mẹ bị viêm da dị ứng thì có khoảng 60-80% các trường hợp có khả năng mắc căn bệnh này.

► Do đặc tính da mặt nhạy cảm hơn những vùng da khác, da dễ bị kích ứng với các thành phần có trong mỹ phẩm, sữa rửa mặt, lông động vật, phấn hoa...

 Do vệ sinh da mặt không sạch sẽ, điều này sẽ khiến bụi bẩn, vi khuẩn từ bên ngoài môi trường tác động trực tiếp vào da mặt, tích tụ dưới lỗ chân lông và gây bệnh.

► Không bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể khiến hoạt động bài tiết kém, các độc tố không đào thải hết ra ngoài, sự tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ dễ gây viêm da ở mặt; hơn nữa việc uống ít nước cũng khiến làn da bạn thiếu sức sống, khô, sạm hơn…

► Sự suy giảm hàng rào bảo vệ da cộng với lối sống căng thẳng, stress kéo dài hoặc tiếp xúc với các yếu tố gây nên kích ứng da mặt  ( bụi , ngón tay , điện thoại , tai nghe, trang sức .... ) . …. cũng dẫn đến căn bệnh này.

► Ngoài ra, những bệnh nhân bị viêm gan, suy thận… các cơ quan đảm nhận đào thải độc tố hoạt động kém hiệu quả, do đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa ở mặt cao hơn bình thường.

CÁCH HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở MẶT

Các nghiên cứu cho thấy, viêm da cơ địa ở mặt là dạng bệnh lý mãn tính, khó chữa trị, kéo dài dai dẳng, rất khó loại bỏ được triệu chứng hoàn toàn. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm được căn bệnh này, song người bệnh phát hiện sớm, chữa trị tích cực có thể làm giảm được các tổn thương, ngứa ngáy, hạn chế các sẹo, thâm và hạn chế tối đa tình trạng bệnh tái phát.

Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên bệnh nhân tốt nhất nên đi khám tư vấn tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu uy tín để được xác định chính xác nguyên nhân phát sinh bệnh, mức độ bệnh, test phản ứng da… và đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp nhất.

Một số phương pháp chữa trị viêm da cơ địa hiện nay được tổng hợp lại, bệnh nhân có thể tham khảo:

➤ Mẹo dân gian trị viêm da cơ địa ở mặt 

Hiện nay, trong dân gian vẫn còn lưu truyền một số mẹo trị viêm da cơ địa ở mặt tại nhà, với các nguyên liệu dễ tìm, đơn giản, dễ thực hiện nên nhiều người vẫn áp dụng:

+ Lá trà xanh - trị viêm da cơ địa ở mặt cho trẻ em: Sử dụng nắm lá trà xanh rửa sạch và đun sôi với nước. Mỗi ngày sử dụng nước trà xanh ấm ấm rửa mặt 2-3 lần vào buổi sáng.

Hoặc giã nát nắm lá trà xanh, lọc lấy nước và thoa lên mặt 2-3 lần/ ngày. Thực hiện liên tục từ 5-7 ngày.

+ Tỏi: Tỏi có thành phần có tác dụng tương tự kháng sinh tự nhiên, kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Sử dụng vài nhánh tỏi, giã nát và vắt lấy nước cốt, bôi lên vùng da bị viêm ngày 1 lần (không nên bôi nhiều gây bỏng rát da mặt). Áp dụng từ 3-4 ngày để làm giảm triệu chứng.

+ Rau răm: Dùng một nắm rau răm, rửa sạch đem đi xay nhuyễn và đắp lên mặt khoảng 30 phút; sau đó rửa lại bằng nước sạch. Mỗi ngày nên đắp 1 lần và áp dụng liên tục trong 2 tuần. Lưu ý, không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ em.

Các chuyên gia khuyến cáo: Việc áp dụng các mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa ở mặt tại nhà không có căn cứ khoa học, dùng theo cảm tính, không có công thức chuẩn… có thể dẫn đến nguy cơ biến chứng bội nhiễm, kích ứng nặng, hoại tử da rất nguy hiểm.

➤ Dùng thuốc Tây Y  đặc trị viêm da cơ địa ở mặt:

Bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc uống, thuốc bôi và kem dưỡng ẩm chống khô da từ tư vấn nhằm cải thiện các triệu chứng của căn bệnh viêm da cơ địa ở mặt . Tuy nhiên tuân thủ đúng quy trình , liệu trình , và hạn chế thói quen dùng tay sờ lên vùng da bị viêm để nhanh chóng phục hồi những tổn thương của làn da .

+ Dung dịch sát trùng: Thường là các dung dịch sát trùng như kẽm oxit, hồ nước… để làm dịu da, sạch da, giảm đau rát, sưng nóng trên da.

> > > Xem thêm các loại dung dịch sát khuẩn da mặt hiệu quả .

—— Thuốc Betadine ——

+ Nhóm thuốc Steroid: Đối với da mặt nhạy cảm, thông thường sẽ dùng kem hydrocortisone - hoạt lực khá nhẹ, chỉ định sử dụng ngắn ngày theo chỉ định tư vấn giảm các triệu chứng đỏ da, ngứa, kích ứng…

+ Thuốc ức chế calcineurin: Chỉ định trong trường hợp viêm da cơ địa bán cấp hoặc mãn tính, có tác dụng chống viêm, giảm sưng, ngứa, ngăn ngừa hình thành tổn thương mới.

+ Thuốc kháng khuẩn, chống nấm: Được chỉ định điều trị nhằm cải thiện tình trạng nhiễm vi nấm ngoài da, nhiễm khuẩn và phòng ngừa bùng phát các đợt viêm da mới.

+ Thuốc kháng histamin tổng hợp: Có tác dụng trong giảm triệu chứng ngứa ngáy và các tổn thương do viêm da cơ địa gây ra và đặc biệt hiệu quả với các trường hợp khởi phát do các yếu tố dị ứng (thức ăn, mỹ phẩm, phấn hoa, lông động vật)

+ Thuốc bôi corticoid: Đối với viêm da cơ địa ở mặt thì hạn chế dùng nhóm thuốc này, tuy nhiên nếu bệnh tiến triển dai dẳng, tư vấn có thể chỉ định sử dụng xen kẽ với các loại thuốc thuộc nhóm ức chế calcineurin để tăng tác dụng điều trị.

=>Lưu ý: Mặc dù thuốc tây y điều trị đem lại hiệu quả nhanh, tuy nhiên, bệnh nhân cần sử dụng thuốc trị bệnh đúng cách và áp dụng các biện pháp chăm sóc da phù hợp theo hướng dẫn tư vấn; tránh các tác dụng phụ như rạn da, giãn mạch, teo da, lão hóa sớm...

➤ Chữa viêm da cơ địa ở mặt bằng các liệu pháp đông y

Các liệu pháp đông y đa số đề cao tính an toàn và lành tính, do đó nhiều người ưu tiên sử dụng phương pháp này để sử dụng lâu dài.

Một số liệu pháp miễn dịch chuyên sâu đông - tây y có thể được chỉ định trong trường hợp viêm da cơ địa ở mặt do dị ứng, rối loạn hàng rào bảo vệ da… giúp cải thiện triệu chứng, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa biến chứng.

Bệnh nhân cần đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được tư vấn kiểm tra da và có tư vấn phù hợp, tránh mua các loại thuốc bôi/ đắp đông y gia truyền được bán online trên thị trường không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, dễ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA Ở MẶT

Bên cạnh việc đi khám, tuân thủ chỉ định điều trị từ tư vấn thì để đạt hiệu quả cao nhất bệnh nhân cũng cần có chế độ chăm sóc da phù hợp. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:

+ Vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng nước sạch hoặc nước ấm. Không lạm dụng sữa rửa mặt có nồng độ tẩy rửa mạnh.

+ Không dùng mỹ phẩm bừa bãi; hãy tham khảo chuyên gia dùng kem dưỡng ẩm phù hợp

+ Hạn chế tiếp xúc với các bụi bẩn, khói thuốc hoặc các yếu tố gây dị ứng. Tốt nhất nên đeo khẩu trang khi ra ngoài.

+ Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, các vitamin, Axit béo omega -3, ăn nhiều hoa quả…

+ Hạn chế tình trạng cào gãi gây tổn thương da; đồng thời giữ tâm lý thoải mái mỗi ngày.

Các chuyên gia Phòng Khám Hoàn Cầu không đưa ra bất cứ tư vấn, tham vấn, chẩn đoán nào cho bệnh nhân bị viêm da cơ địa ở mặt. Tốt nhất khi có dấu hiệu bệnh lý, hãy đến gặp các tư vấn da liễu để được tư vấn điều trị theo đúng phác đồ, tránh tình trạng da ngày càng tồi tệ hơn.