• Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn thế giới

  • Phòng khám phụ khoa uy tín - Chất lượng tại Việt Nam

phòng khám khoa phụ khoa - tphcm

Làm Sao Để Trị Nấm Da Đầu?

Ngày đăng : 27-11-2020 - Lượt xem : 1448

Nấm da đầu là căn bệnh về da thường gặp ở nước ta do khí hậu nóng ẩm. Bệnh tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây ra những triệu chứng khiến bệnh nhân khó chịu, đồng thời ảnh hưởng tới thẩm mỹ.Nếu không kịp thời điều trị, nấm có thể khiến da đầu bong ra từng mảng, tóc rụng nhiều và thậm chí gây hói vĩnh viễn. Đứng trước nguy cơ đó, việc tìm ra cách chữa nấm da đầu tại nhà đã trở thành mong muốn cấp thiết cho nhiều người.  Bài viết sau chúng tôi sẽ giúp các bạn có được câu trả lời thỏa đáng nhất cho những thắc mắc trên.

TÌM HIỂU CHUNG VỀ BỆNH NẤM DA ĐẦU THƯỜNG GẶP

Bệnh Nấm Da Đầu Là Gì?

Bệnh nấm da đầu là một trong những bệnh liên quan tới da đầu, bị gây ra bởi vi khuẩn nấm Trichophyton hoặc Microsporum. Những loại khuẩn nấm này tấn công vào sợi tóc, khiến cho tóc bị gãy rụng, làm cho da đầu nổi các nốt sần sùi đỏ, đóng vảy thành từng mảng. Tuy nhiên, bệnh nấm tóc có thể điều trị dứt điểm bằng thuốc kết hợp với những phương pháp chăm sóc tóc và da đúng cách.

Nước ta là một nước khí hậu nhiệt đới, thời tiết nóng, ẩm rất thích hợp cho những loại khuẩn nấm phát triển. Và bệnh nấm tóc là một trong những bệnh nấm phổ biến hiện nay.

Nguyên Nhân Hình Thành Nấm Da Đầu

Nguyên nhân chính dẫn đến nấm da đầu là nấm sợi dermatophyte. Tại Việt Nam, hai chủng gây bệnh thường gặp là Microsporum và Trichophyton. Do ưa thích nhiệt độ cao và độ ẩm, các loài nấm này thường phát triển mạnh ở da đầu – khu vực ấm áp và dễ đổ mồ hôi. Mùa hè, khu vực đông dân cư và điều kiện vệ sinh kém là những yếu tố thuận lợi cho nấm da đầu phát triển. Các chủng gây bệnh này đều có chung đặc điểm là có cấu trúc màng đặc biệt, khó tiêu diệt. Vì vậy, các loại dầu gội thông thường khó có hiệu quả diệt nấm. Ngay cả khi dùng thuốc kháng nấm, người bệnh cũng cần duy trì trong tối thiểu 1-2 tháng và phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ. 

Nấm da đầu có khả năng lây lan mạnh mẽ, dễ dàng phát tán rộng chỉ từ một nguồn lây ban đầu. Ba con đường lây bệnh đã được nghiên cứu chi tiết:

+ Từ người qua người: Thông qua tiếp xúc, va chạm thông thường.
+ Từ đồ vật sang người : Mầm bệnh nấm có thể trú ngụ trong khăn tắm, quần áo, khăn trải giường, lược… của người bệnh. Nếu dùng chung những đồ vật này, bệnh sẽ nhanh chóng lây sang người lành. 
+ Từ động vật sang người: Chó và mèo, đặc biệt là ở tầm tuổi nhỏ thường mang theo mầm bệnh nấm trong người. Khi ôm ấp, vuốt ve hay ở chung với chúng, nấm có thể di chuyển sang người và dễ dàng gây bệnh. 

Từ các nguồn lây này, chúng ta rút ra được các biện pháp để phòng ngừa lây nhiễm nấm: 

+ Hạn chế tiếp xúc với người bị nấm da đầu.
 +Không dùng chung đồ dùng, dụng cụ với người bị nấm. 
+ Thường xuyên tắm rửa cho chó mèo; vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi ôm ấp thú cưng. 

Dấu Hiệu Nhận Biết Nấm Da Đầu

Nấm da đầu tiến triển theo các giai đoạn. Bệnh nhân cần phải đi khám và điều trị nấm tóc khi có những biểu hiện sau đây:

+ Giai đoạn đầu - Nhiều gàu: Dấu hiệu đầu tiên khi xuất hiện bệnh, tuy nhiên nhiều người thường không quá chú trọng khiến bệnh nặng hơn.
+ Giai đoạn 2 - Ngứa ngáy, mọc mụn: Da đầu nhiều gàu và sợi bã nhờn gây ra ngứa ngáy, người bệnh phải gãi liên tục. Ngoài ra, có thể xuất hiện những vết đỏ li ti hoặc nổi mụn.
+ Giai đoạn 3 - Rụng tóc: Rụng tóc có thể là tình trạng bình thường nhưng nếu rụng tóc nghiêm trọng kèm theo các triệu chứng nêu trên thì có thể là biểu hiện của nấm da đầu. Tóc rụng nhiều gây ra hói từng mảng hình tròn hoặc bầu dục.
+ Giai đoạn nặng - Viêm nhiễm: Nhiều người bệnh chủ quan, coi thường các dấu hiệu trên hoặc nhầm lẫn với các biểu hiện sinh lý thông thường, không điều trị ngay khiến da đầu viêm nhiễm, sưng phồng, nổi mụn mủ và chảy máu, rụng tóc vĩnh viễn và không thể mọc lại.

Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số triệu chứng toàn thân khác như hạch vùng sưng to, sốt, mệt mỏi, các rát ngứa giống bệnh chàm. 

Các Loại Bệnh Nấm Da Đầu Hiện Nay Thường Gặp

Theo các chuyên gia, tư vấn gia liễu cho biết, hiện nay có rất nhiều loại bệnh nấm tóc khác nhau. Và dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn phân loại các loại bệnh nấm tóc phổ biến và dễ lây lan nhất.

Bệnh nấm tóc khô: Nguyên nhân chủ yếu do khuẩn nấm Microsporum gây ra và chủ yếu xuất hiện ở trẻ em từ 1-12 tuổi, ít thấy ở người lớn.

Nấm tóc sinh mủ: Bệnh nấm tóc sinh mủ được phân thành nhiều loại bệnh nấm nhỏ như Nấm tóc tổ ong, nấm tóc Favus... Chúng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Nấm tóc Favus: Nguyên nhân gây bệnh là do khuẩn nấm Trichophyton Schoenleinii. Với biểu hiện như: Ngứa, xuất hiện lớp vảy màu vàng, tóc bị khô, ít rụng...

Nấm tóc tổ ong: Do chủng nấm Trichophyton mentagrophytes hoặc Trichophyton verrucosum gây ra. Loại nấm này có thể lây nhiễm từ động vật sang con người khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.

Cách Điều Trị Nấm Da Đầu

Theo các chuyên gia, tư vấn da liễu thì để việc điều trị nấm tóc đạt hiệu quả cao nhất, thì phải xác định được nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Dưới đây là một vài phương pháp điều trị nấm tóc thường được áp dụng cho người bệnh hiện nay.

 Điều trị nấm tóc bằng thuốc

Tương ứng với tình trạng bệnh cụ thể, mà tư vấn sẽ chỉ định loại thuốc trị nấm tóc phù hợp như: Thuốc uống, thuốc bôi, thuốc uống kết hợp thuốc bôi đi kèm với liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.

Các loại thuốc giúp ức chế sự phát triển của khuẩn nấm, chống nhiễm khẩm, giảm khó chịu, ngứa ngày và tái tạo lại mảng da đầu, tóc đã bị tổn thương. Ngoài ra, tư vấn sẽ kê thêm các loại thuốc, hỗ trợ quá trình mọc lại tóc nhanh hơn sau quá trình điều trị.

 Điều trị nấm tóc bằng vật lý trị liệu

Với những trường hợp bệnh nặng hơn, điều trị bằng thuốc không còn có nhiều tác dụng thì tư vấn sẽ áp dụng phương pháp điều trị chuyên sâu. Tư vấn sẽ sử dụng thuốc để diệt nấm, vệ sinh da đầu sạch sẽ, sau đó phun dược liệu đặc biệt lên vùng bị nhiễm nấm, Kết hợp với chiếu tia hồng quang trực tiếp với các bước sóng nhỏ nhằm tiêu diệt triệt để khuẩn nấm và giúp tái tạo tế bào tại vùng đầu bị ảnh hưởng.

 Điều trị nấm tóc bằng phương pháp dân gian

Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị bệnh nấm tóc tại nhà hiệu quả như:

 Sử dụng nước muối: Sử dụng 3-4 muống muỗi pha với nước ấm và gội đầu từ 3-4 lần/tuần.

 Sử dụng chanh: Vắt từ 2-3 quả chanh trộn với nước với tỉ lệ 1:1. Vệ sinh sạch đầu và dùng hỗn hợp nước chanh chấm lên vùng da đầu bị tổn thương từ 2-3 lần/tuần sẽ mang lại hiệu quả tích cực.

 Sử dụng bồ kết: Lấy 10-15 quả bồ kết đem nướng đến khi dậy mùi thơm, sau đó đun với 3 lít nước và dùng nước bồ kết gội đầu từ 2-3 lần/tuần.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết mà các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu đã chia sẻ đến các bạn về bệnh nấm tóc hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, đã giúp các bạn hiểu hơn về bệnh nấm tóc, từ đó xác định được nguyên nhân, cách phòng tránh và các phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác ở website: https://benhvienphukhoahcm.com.vn để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan