• Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn thế giới

  • Phòng khám phụ khoa uy tín - Chất lượng tại Việt Nam

phòng khám khoa phụ khoa - tphcm

Bệnh Viêm Tai Giữa Nguy Hiểm Ra Sao

Ngày đăng : 15-12-2020 - Lượt xem : 551

Viêm tai, đặc biệt viêm tai giữa là bệnh lý có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là bệnh lý không thể chủ quan bởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm không chỉ ở tai, mà nguy hiểm hơn là biến chứng đối với não. Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về bệnh viêm tai giữa, giúp phòng ngừa, phát hiện, điều trị bệnh tốt hơn. 

1.  Viêm tai giữa là gì?

Tai giữa là phần phía sau màng nhĩ, có nhiệm vụ truyền tải âm thanh từ ngoài vào trong nên phần tai giữa là bộ phận rất quan trọng.

Viêm tai phần lớn xảy ra ở tai giữa – là tình trạng tổn thương và viêm nhiễm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm phía sau màng nhĩ). Tình trạng này có thể là do vi khuẩn xâm nhập hoặc sinh sôi và phát triển bên trong, hoặc có thể là do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.

Có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.

+ Viêm tai giữa cấp là sự viêm nhiễm dai dẳng ở tai giữa. Bệnh này có thể là nguyên nhân đang xảy ra làm tổn thương tai giữa và màng nhĩ, tổn thương kéo dài có thể làm chảy dịch liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ.

+ Viêm tai giữa có dịch tiết là tình trạng tai giữa có dịch không nhiễm trùng trong hơn ba tháng. Bệnh thường không có các triệu chứng cơ năng rõ ràng, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác đầy nặng tai.

Các dạng trên đều có thể liên quan đến tình trạng khiếm thính ở bệnh nhân. Mất thính lực trong viêm tai giữa có dịch tiết do bệnh kéo dài, có thể ảnh hưởng đến khả năng học ở trẻ mắc bệnh. Hiện tượng viêm tai giữa cấp tính có thể chuyển dần thành viêm tai giữa có mủ, chảy mủ hoặc thanh dịch nếu không có biện pháp xử lý đúng cách.

Viêm tai giữa có thể gây ảnh hưởng đến thính giác người bệnh

2. Nguyên nhân viêm tai giữa

Có 2 nguyên nhân phổ biến gây viêm tai giữa: vi rút và vi khuẩn. Các mầm bệnh này xâm nhập theo con đường qua vòi nhĩ, nằm ở thành sau họng. Ngoài ra, có một số tác nhân khác khiến trẻ bị viêm tai giữa: 

+ Hệ thống bạch huyết vùng hầu họng còn yếu, hay bị viêm

+ Vòi nhĩ thông giữa họng tai giữa tương đối nằm ngang ở trẻ em nên vi khuẩn hoặc vi rút rất dễ xâm nhập

+ Biến chứng của bệnh viêm V.A, viêm amidan, viêm họng, các bệnh lý về viêm nhiễm đường hô hấp

+ Không khí, môi trường sống ô nhiễm, thay đổi thời tiết

+ Không vệ sinh sạch sẽ khi tai bị tổn thương, nước lọt vào tai khi tắm gội.

3. Dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa

Đối với người lớn

Ở người lớn các triệu chứng viêm tai giữa đó là cảm thấy đau tai. Cảm giác này đôi khi kèm theo nhói và giật giật ở tai. Có những trường hợp bệnh nhân bị đau lan lên cả phần đầu khiến cho một tai hoặc hai tai tê cứng, khi sờ vào thấy hơi sưng và nóng.Ngoài ra người lớn cũng sẽ thấy tai bị ù, sức nghe bị giảm sút, nghe không rõ và hay thấy trong tai có cảm giác ọc ọc như có nước.

Tai chảy dịch mủ ra bên ngoài theo đợt hoặc theo ngày. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, hiện tượng này sẽ xuất hiện nhiều. Phần dịch mủ chảy ra từ trong tai có màu vàng, đối với bệnh nhân bị viêm tai xương chũm sẽ có mùi rất hôi và khó chịu.

Trường hợp thấy tai có dịch mủ cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được thăm khám, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ

+ Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau thì bạn nên đưa bé đi khám và kiểm tra:

+ Trẻ sốt cao lên tới 39 - 40 độ C, hay quấy khóc và ăn kém, bỏ ăn, nôn trớ và nặng hơn là co giật.

+ Đối với trẻ nhỏ sẽ lắc đầu và liên tục lấy tay cho vào trong tai. Còn trẻ lớn hơn đã biết nói sẽ kêu đau tai.

+ Trẻ sẽ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Triệu chứng này gần như xuất hiện đồng thời với triệu chứng sốt.

+ Bé trằn trọc khó ngủ và tỏ ra bứt rứt khi đặt nằm xuống.

+ Trẻ không giữ thăng bằng và hay nghiêng phần đầu sang một bên.​

Nếu cha mẹ không phát hiện những triệu chứng viêm tai giữa và kịp thời đưa trẻ đi khám và điều trị thì chỉ vài ngày sau bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn. Sau từ 2 - 3 ngày, màng tai bị thủng sẽ có mủ chảy ra ngoài qua lỗ tai.

4. Cách phòng bệnh viêm tai giữa

Đối với người lớn

+ Mỗi khi vệ sinh tai hãy chú ý thực hiện nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh làm tổn thương niêm mạc tai, nặng hơn là thủng màng nhĩ và gây viêm tai giữa.

+ Không để nước bẩn vào trong tai (đặc biệt khi đi bơi và gội đầu).
+ Nếu mắc các bệnh lý về mũi họng hãy điều trị triệt để.​

Đối với trẻ em

+Thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ và để các đồ vật không sạch sẽ cách xa tầm với của trẻ.
+ Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng thời gian.
+ Khuyến khích cho con bú sữa mẹ bởi trong sữa mẹ có đề kháng giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa.
+ Nếu cho trẻ bú bình hãy giữ trẻ ngồi thẳng và tránh cho bú khi đang nằm. 
+ Để trẻ tránh xa nơi có khói thuốc lá.
Các triệu chứng viêm tai giữa trên đây đều dễ nhận biết và cha mẹ cần lưu tâm. Nếu thấy một trong các biểu hiện này, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán tình trạng. 

5. Phương pháp điều trị 

Viêm tai giữa cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay mục đích điều trị viêm tai giữa chủ yếu là: phục hồi thính lực, ngăn chặn bệnh phát triển sang giai đoạn mạn tính không thể phục hồi (xơ nhĩ, xẹp nhĩ, viêm tai dính…) bằng các phương pháp như:

Điều trị bệnh ở giai đoạn nhẹ: Nếu bệnh ở giai đoạn đầu và màng nhĩ chưa bị thủng, tư vấn sẽ sử dụng kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và sát trùng mũi họng... và kết hợp điều trị các triệu chứng khác do bệnh gây ra.

Bên cạnh đó, tư vấn sẽ điều trị các bệnh liên quan đến mũi họng như viêm họng, viêm xoang, viêm quanh răng, viêm mũi, viêm amidan, nhiệt miệng…

Điều trị bệnh ở giai đoạn nặng: Nếu viêm tai giữa đã chuyển sang giai đoạn muộn và màng nhĩ bị thủng, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị toàn thân thì tư vấn sẽ bơm thuốc vào tai tại cơ sở y tế. Bên cạnh đó tư vấn cần theo dõi sát sao tình trạng thủng màng nhĩ của bệnh nhân.

Nếu điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh không hiệu quả, cần tiến hành chích rạch màng nhĩ và đặt ống thông nhĩ, nạo VA, nạo viêm amidan, phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm…

Địa chỉ điều trị hiệu quả bệnh viêm tai giữa

Thăm khám và điều trị bệnh về tai tại Đa Khoa Hoàn Cầu

Với những bệnh nhân mắc bệnh viêm tai giữa đang sinh sống ở khu vực TPHCM thì có thể đến khám và điều trị bệnh Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu.

Đến với phòng khám, bệnh nhân sẽ được tư vấn khám và nội soi tai để xác định chính xác mức độ viêm tai giữa từ đó có phác đồ điều trị thích hợp. Phòng khám chúng tôi hiện đang điều trị viêm tai giữa bằng liệu pháp Đông – Tây y kết hợp như:

 Cộng hưởng âm thanh: Sử dụng thuốc Đông y kết hợp với phương pháp vật lý để tạo tác động kép nhằm tăng hiệu quả điều trị.

 Chiếu hồng quang, sóng viba: Chiếu các sóng này trực tiếp vào vùng bị viêm, giúp tiêu viêm nhanh chóng và cải thiện khả năng nghe.

 Điều trị Đông y: Châm cứu bấm huyệt ngoài tai, kích thích lưu thông máu đều đặn hơn.

Bên cạnh phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và an toàn, phòng khám còn có các ưu điểm như: Vật tư – trang thiết bị y tế hiện đại, phòng khám sạch sẽ và được vô trùng, đội ngũ tư vấn chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn, quy trình thăm khám nhanh chóng và khoa học, chi phí hợp lý… nên người bệnh có thể an tâm khi thăm khám và tiết kiệm không ít thời gian khi đến với phòng khám chúng tôi.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm tai giữa, cụ thể là nguyên nhân – triệu chứng – điều trị bệnh viêm tai giữa, hi vọng sẽ giúp ích cho bệnh nhân. Nếu còn có vấn đề gì khác liên quan đến bệnh lý cần được tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline (028) 3923 9999 để được hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác ở website: https://benhvienphukhoahcm.com.vn để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan