• Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn thế giới

  • Phòng khám phụ khoa uy tín - Chất lượng tại Việt Nam

phòng khám khoa phụ khoa - tphcm

Biểu hiện của bệnh nấm âm đạo và những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia

Ngày đăng : 11-07-2024 - Lượt xem : 44

Nấm âm đạo là tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ, gây nên các triệu chứng vô cùng khó chịu, mệt mỏi và phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày, đời sống tình dục. Việc tìm hiểu và nhận biết sớm các biểu hiện của bệnh nấm âm đạo để có cách điều trị kịp thời, đúng đắn, ngăn chặn biến chứng và tái phát là rất cần thiết. Cùng xem nhanh những thông tin được đề cập sau đây.

NHẬN BIẾT SỚM CÁC BIỂU HIỆN CỦA BỆNH NẤM ÂM ĐẠO

Viêm nấm âm đạo là tình trạng phổ biến, có đến 80% phụ nữ gặp phải tình trạng này, có thể đã từng quan hệ hoặc chưa quan hệ cũng có thể mắc phải.

Viêm âm đạo do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến là do nhiễm nấm Candida – Loại nấm này “ưa thích” những nơi ẩm ướt và phát triển mạnh, dai dẳng, rất khó trị dứt điểm nếu không áp dụng đúng phác đồ.

Biểu hiện của bệnh nấm âm đạo khá rõ ràng, chị em có thể chú ý các bất thường ở vùng kín sau đây để nhận biết sớm, điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn sớm:

+ Vùng kín có biểu hiện ngứa râm ran cho đến ngứa dữ dội ở bên trong âm đạo, hai bên mép môi lớn-môi bé, cảm giác bị châm chích, nóng rát khó chịu

+ Đau và sưng âm đạo, niêm mạc vùng kín đỏ, cọ xát quần áo đau đớn

+ Đi tiểu đau, xót; nóng rát dọc niệu đạo - âm đạo khi đi tiểu; có thể kèm theo hiện tượng đi tiểu nhiều, tiểu gấp, són tiểu hoặc tiểu khó trong trường hợp đường tiểu bị viêm

+ Khí hư ra nhiều là biểu hiện đặc trưng của nấm âm đạo. Khí hư thông thường sẽ bị vón cục như bã đậu hoặc dính từng mảng như phô mai; khi ngửi có mùi hôi tanh

+ Biểu hiện của bệnh nấm âm đạo nặng là âm hộ bị xung huyết,đỏ, vùng da âm hộ có thể lở hoặc bị loét do gãi gây đau rát, nhất là khi đi tiểu, quan hệ.

VÌ SAO PHỤ NỮ DỄ NHIỄM NẤM ÂM ĐẠO?

Âm đạo thông với thế giới bên ngoài qua cửa âm đạo; thoát ra các chất dịch tiết (khí hư, huyết trắng); kinh nguyệt hằng tháng. Đồng thời cũng là con đường quan hệ tình dục và sinh nở. Trong khi đó, cấu tạo cơ quan sinh dục nữ âm đạo nằm gần hậu môn… Tạo nên vùng kín bí bách và ẩm ướt, rất dễ nhiễm nấm Candida albicans.

Trên thực tế, nấm Candida albicans có thể được tìm thấy trong miệng, đường ruột và âm đạo phụ nữ. Một số nguyên nhân khiến chị em dễ bị nấm âm đạo là:

► Suy giảm khả năng tự đề kháng: Mặc dù bản thân âm đạo có tác dụng tự làm sạch, nhưng khi chức năng này bị suy yếu, nấm có khả năng tấn công và hoạt động mạnh.

► Lây nhiễm qua đường tình dục: Nếu chị em có quan hệ với người bị nhiễm nấm dương vật thì hoàn toàn có khả năng lây nhiễm.

► Nhà tắm công cộn: Việc sử dụng bồn tắm công cộng và khăn tắm không được tiệt trùng nghiêm ngặt, nấm candida có cơ hội kí sinh và gây nhiễm trùng.

► Do đồ lót: Mặc đồ lót ẩm ướt, không được giặt giũ kĩ và phơi khô; mặc quần lót bó sát, khó thấm hút mồ hôi; mua quần lót mới mặc luôn không giặt cũng rất dễ gây nhiễm trùng do nhiễm các loại vi khuẩn/ nấm trong quá trình vận chuyển, bảo quản…

► Người bị tiểu đường: Khi Glycogen biểu mô âm đạo của họ tăng cao, tính axit tăng cao, dễ phát triển nấm Candida.

► Dùng thuốc: Sử dụng kháng sinh phổ rộng thường xuyên hoặc dài ngày có thể tiêu diệt các loại khuẩn, làm mất cân bằng pH âm đạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến nấm nấm Candida xâm nhập và phát triển mạnh mẽ.

► Băng vệ sinh: Chị em lạm dụng băng vệ sinh hằng ngày thường xuyên; không thay băng vệ sinh đúng cách khi hành kinh; sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng…

LÀM SAO KHI CÓ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH NẤM ÂM ĐẠO?

Viêm nấm âm đạo là căn bệnh khó điều trị, nguy cơ tái phát trở lại khá cao. Do đó, ngay từ đầu, chị em nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

Đi khám phụ khoa

Mặc dù nhiễm nấm âm đạo là bệnh “khó nói”, nhiều chị em còn ngại đi khám, sợ gặp tư vấn khám… nên thà chịu đau chứ không đi khám.

Thực tế chị em không cần quá lo lắng, nhiễm nấm Candida là căn bệnh phổ biến, nếu tuân thủ điều trị sớm và đúng phác đồ thì bệnh sẽ khỏi rất nhanh. Ngược lại, nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, làm giảm hứng thú tình dục, mất tập trung trong công việc… nên tốt hơn hết nên đi khám và điều trị.

Sử dụng thuốc điều trị đúng cách

Theo lời khuyên của tư vấn, chị em cần tuân thủ đúng toa thuốc của tư vấn đã chỉ định sau khi thăm khám cụ thể. Không dùng chung thuốc với bất kì bệnh nhân nào hoặc nghe lời “truyền miệng” tự ý mua thuốc về điều trị.

Việc tuân thủ dùng các loại thuốc đặt vùng kín và thuốc uống có tác dụng diệt nấm Candida để kiểm soát bệnh. Tại cơ sở y tế tư vấn còn có thể chỉ định điều trị kết hợp với chiếu sóng ngắn, sóng hồng quang trị liệu để tăng hiệu quả thẩm thấu nấm và diệt nấm toàn diện hơn.

Ngăn ngừa bệnh tái phát

Sau một đợt điều trị (thường là 7 ngày) bệnh nhân bebe đi khám lại theo lịch hẹn tư vấn. Vì sau khi uống thuốc, các triệu chứng biến mất nhanh chóng, khiến nhiều chị em tưởng chừng như đã khỏi hẳn.

Nhưng thực tế, một số tế bào nấm candida vẫn tồn tại trong âm đạo, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tái phát. Vì vậy phải tái khám để xét nghiệm, nếu bệnh chưa khỏi tư vấn sẽ kê thêm thuốc điều trị loại bỏ toàn bộ vi nấm còn sót lại.

LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA PHỤ KHOA PHÒNG KHÁM HOÀN CẦU

Nấm Candida rất “ngoan cường”, nếu không chú ý chăm sóc vùng kín thì bệnh sẽ rất dễ gây tái phát. Do đó, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày chị em nên:

- Vệ sinh âm hộ - âm đạo sạch sẽ mỗi ngày; nên cẩn thận rửa lại bằng nước sạch trước khi đi ngủ

- Chú ý thao tác vệ sinh vùng kín, nên rửa từ vùng kín trước rồi mới rửa hậu môn; đồng thời không nên thụt rửa sâu âm đạo.

- Không lạm dụng dung dịch vệ sinh có độ pH cao hoặc mùi thơm; không nên thường xuyên dùng băng vệ sinh hằng ngày nếu không cần thiết. Vào ngày “đèn đỏ” nên thay băng vệ sinh 4 tiếng/ lần

- Mặc đồ lót bằng cotton để giúp vùng kín thoáng khí. Không nên mặc quần lót bằng sợi hóa học hoặc mặc bó sát; thay quần lót và giặt giũ sạch sẽ hàng ngày, phơi nơi đầy đủ ánh nắng mặt trời.

- Nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị. Nếu bạn tình/ Chồng mắc bệnh thì nên điều trị song song để tránh lây nhiễm chéo sau điều trị.

- Phụ nữ mang thai khi bị bệnh cần tích cực điều trị, nếu không sau khi sinh em bé sẽ bị tưa miệng. Chú ý khi dùng thuốc cần thận trọng, thao tác phải nhẹ nhàng, tham khảo kĩ ý kiến chuyên gia

- Nên lựa chọn đúng phòng khám phụ khoa Đà Nẵng uy tín để được tư vấn giỏi thăm khám, chẩn đoán đúng bệnh, điều trị hiệu quả và chính xác ngay từ lần đầu tiên, an toàn và tiết kiệm hơn.

Trên đây là các thông tin giải đáp về vấn đề biểu hiện của bệnh nấm âm đạo cũng như tư vấn đã đưa ra những lời khuyên trong điều trị, phòng ngừa. Mọi thắc mắc cần được tư vấn cụ thể, hãy Nhấn vào Bảng Chat để được chuyên gia phòng khám hỗ trợ chi tiết.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan