Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn thế giới
Phòng khám phụ khoa uy tín - Chất lượng tại Việt Nam
Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn thế giới
Phòng khám phụ khoa uy tín - Chất lượng tại Việt Nam
Kinh nguyệt là một hiện tượng xuất hiện hàng tháng ở nữ giới khi cơ thể chuẩn bị cho quá trình rụng trứng. Những cơn đau bụng kinh kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đối với phụ nữ. Thế nhưng, đau bụng kinh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không có phương pháp điều trị đúng cách và kịp thời. Vậy các bạn hãy cùng xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn nhé!
Đau bụng kinh là hiện tượng đau nhói vùng bụng dưới của người phụ nữ khi xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt và nó có thể kéo dài 2-3 ngày sau đó. Nguyên nhân thường dẫn đến đau bụng kinh là do tử cung bị co bóp quá mức gây ra các triệu chứng khó chịu khác.
Các triệu chứng này ở các mức độ từ nặng tới nhẹ khác nhau, thường được chia thành 3 mức độ:
+ Mức độ nhẹ: cơn đau thoáng qua không thường xuyên, có những biểu hiện đau lưng, đau bụng. Những cơn đau này không kéo dài, thường thoáng qua và không cần dùng thuốc
+ Mức độ trung bình: cơn đau âm ỉ, cũng đau bụng và đau lưng, đôi khi bị nôn nhưng uống thuốc là đỡ.
+ Mức độ nghiêm trọng: đau quằn quại, cảm thấy khó chịu với những cơn đau bụng, đau lưng, ra nhiều mồ hôi, mặt mũi nhợt nhạt, chân tay lạnh, đau đầu kèm nôn, ói. Đôi khi là đi tiêu ngoài và uống thuốc không đỡ. Cao nhất là có thể gây ngất.
Đó là 3 biểu hiện và phân loại mức độ nặng nhẹ của đau bụng kinh.
Sau đây, là các nguyên nhân bệnh lý và sinh lý gây ra đau bụng kinh:
+ Đau bụng kinh sinh lý hay còn gọi là đau bụng kinh cơ năng, thường xảy ra ở các bạn gái ở độ tuổi vị thành niên, sau khi hành kinh khoảng từ 6- 12 tháng. Đau bụng kinh sinh lý có tính chất lặp lại, không phát hiện tổn thương về bệnh lý. Và thường giảm bớt khi bạn gái lập gia đình hoặc sinh con.
+ Đau bụng kinh bệnh lý hay còn gọi là đau bụng kinh thực thể do bị mắc các bệnh phụ khoa hoặc các bệnh lý khác liên quan đến chu kỳ kinh. Khi tình trạng này được điều trị thì đau bụng kinh cũng sẽ thuyên giảm.
Một vài bệnh lý phụ khoa có thể gây ra đau bụng như: lạc nội mạc tử cung, u sơ tử cung, nhiễm trùng cơ quan sinh sản, mang thai bất thường, đặt vòng tránh thai, u nang buồng trứng... Đối với đau bụng kinh bệnh lý thì chị em phụ nữ cần phải khắc phục ngay vì tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và khả năng mang thai của mỗi người.
Các bạn có thể sử dụng túi chườm nóng đặt ngay phần bụng dưới giúp phần tử cung co thắt nhịp nhàng, khí huyết được lưu thông từ đó sẽ giúp giảm đau bụng kinh hơn.
Giã nhỏ gừng tươi, đắp lên vùng bụng dưới và massage nhẹ nhàng trong thời gian ngắn từ 4- 6 phút. Tính nóng của gừng sẽ giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh.
Tập thể dục thường xuyên giúp cơ được thả lỏng, đồng thời giúp giải phóng hormone Endorphin tạo cảm xúc tích cực từ đó giảm cơn đau bụng kinh.
Bạn có thể ngủ theo tư thế bào thai trong những ngày bị hành kinh, điều đó sẽ giúp các cơ quanh bụng được giãn ra từ đó làm giảm đau bụng kinh.
Trường hợp đau bụng kinh kéo dài không đỡ sau khi đã thử mọi phương pháp trên thì các bạn nên sớm đến thăm khám sớm để điều trị và xử lý kịp thời tránh các bệnh nguy hiểm khác nhé.
Để được khám và tư vấn các bệnh lý phụ khoa các bạn có thể đến Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu. Sau khi tham khảo, nếu người đọc có bất kì vấn đề nào chưa rõ liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhé.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người