• Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn thế giới

  • Phòng khám phụ khoa uy tín - Chất lượng tại Việt Nam

phòng khám khoa phụ khoa - tphcm

Bật Mí Mẹo Hay Trị Hóc Xương Cá Tại Nhà

Ngày đăng : 16-12-2020 - Lượt xem : 697

Hóc xương cá là vấn đề thường gặp ở những người ăn uống bất cẩn. Tuy có khá nhiều cách trị hóc xương nhưng không phải trường hợp mắc xương cá nào cũng có thể áp dụng. Trong một vài tình huống cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của tư vấn, tuy nhiên cũng có nhiều tình huống có thể chữa ngay tại nhà với các cách dân gian được dùng cũng như lưu truyền rất nhiều năm. Cùng tìm hiểu bài viết ngay dưới đây để bỏ túi cho mình một số mẹo hoặc để phòng ngừa khi bị hóc xương cá nhé.

Hóc xương cá là như thế nào? 

Xuất hiện khi xương cá vướng vào cổ họng gây cảm giác đau rát, khó chịu, trầy xước và chảy máu cổ họng. Khi bị hóc, nếu dị vật chỉ là một chiếc xương mềm có kích thước nhỏ thì thường không gây nguy hiểm và xử lý nó cũng rất đơn giản.

Tuy nhiên, nếu đó là một chiếc xương lớn, sắt thì có thể gây nguy hiểm cho người bị hóc xương như: thủng mạch máu, thủng dạ dày, thực quản, và gây ra xuất huyết.

Với những trường hợp nghiêm trọng, xương có thể đi lạc vào lồng ngực gây áp xe trung thất, áp xe màng phổi, thủng động mạch,..

Những trường hợp này nếu không xử lý kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Những biến chứng nguy hiểm của hóc xương

Nếu xương cá không được xử trí, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Khi bạn tin rằng mình bị hóc xương cá và xử trí tại nhà không thành công. Bạn nên đến gặp tư vấn càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Tuyệt đối không nên đi ngủ khi vẫn còn nghi ngờ xương đang nằm trong cổ họng.

Những biến chứng có thể xảy ra khi bị mắc xương:

+ Nhiễm trùng

+ Chảy máu

+ Không thể nuốt được thức ăn

+ Áp xe

+ Xương đâm thủng thực quản

CÁCH CHỮA HÓC XƯƠNG CÁ TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN VÀ HIỆU QUẢ

Cố gắng ho khạc

Ho có thể làm xương lắc lư và rơi ra. Chỉ thực hiện vài lần. Nếu không thành công nên đổi phương pháp hoặc đến bệnh viện để gắp ra. Vì ho khạc nhiều có thể làm tổn thương vùng họng.

Uống giấm

Giấm có tính axit. Uống giấm có thể giúp làm mềm xương cá, làm cho nó rơi ra và dễ nuốt hơn. Pha loãng 2 muỗng canh giấm trong một cốc nước, hoặc uống trực tiếp 1 muỗng canh giấm.

Nhét tỏi vào lỗ mũi

Gia vị luôn sẵn có ở trong bếp nhà bạn cho nên rất dễ kiếm mà không gây mất nhiều thời gian.

Khi bị hóc xương cá thì hãy xác định xem mình bị hóc như thế nào. Nếu như hóc bên phải thì hãy dùng một chút tỏi bóc vỏ rồi nhét vào lỗ mũi ở bên trái sau đó hãy bịt lỗ mũi ở bên phải lại và thở bằng mồm.

Khoảng từ 1-2 phút sau bạn sẽ hắt hơi và nôn ra, khi đó xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Bạn có thể làm điều này ngược lại với lỗ mũi ở bên phải khi bị hóc xương bên trái.

Uống soda

Có thể là cola hay các loại đồ uống có ga khác. Khi soda vào đến dạ dày, nó sẽ tiết ra khí. Những khí này giúp làm rã xương hoặc tạo ra áp lực có thể đẩy các xương bị mắc kẹt ra.

Dầu oliu

Uống 1 muỗng canh dầu oliu giúp bôi trơn niêm mạc họng và xương, làm xương dễ dàng thoát ra hơn.

Ngậm viên vitamin C

Sau vài phút ngậm, vitamin C sẽ giúp phân rã xương cá, nhất là những xương nhỏ. Bên cạnh đó, vitamin C cũng có tác dụng kháng viêm, giảm đau tốt khi vùng họng bị xương làm tổn thương.

Ngậm chanh, cam

Cũng như viên ngậm vitamin C, bạn có thể ngậm một miếng chanh, cam hoặc vỏ của chúng. Điều này có thể giúp làm xương mềm hơn.

Kẹo mềm marshmallow

Khi bạn nhai và nuốt một miếng marshmallow lớn, chúng có thể bám dính và kéo cả miếng xương xuống dạ dày. Nhai viên kẹo vừa đủ để làm mềm nó, sau đó nuốt cả viên vừa nhai.

Chuối

Chuối có thể dính lấy xương cá và kéo xương xuống dạ dày. Hãy cắn một miếng chuối lớn và ngậm nó trong miệng ít nhất một phút. Khi nó đã thấm ít nước bọt và mềm ra, bạn hãy nuốt cả miếng.

Bánh mì nhúng nước

Nhúng bánh mì trong nước để nó mềm ra. Sau đó nuốt một mẩu lớn. Miếng bánh mì có thể đẩy cả miếng xương xuống dạ dạy.

Không làm gì cả

Xương cá rất nhọn và có thể cào xướt thành họng khi bạn nuốt. Đôi khi bạn chỉ có cảm giác đau và khó chịu do vết xướt gây ra, còn miếng xương thì đã trôi xuống dạ dày.

Nếu triệu chứng không nghiêm trọng, cảm giác hóc xương cũng như tình huống nuốt xương không rõ ràng, bạn có thể muốn chờ đợi.

Tuy nhiên, cần phải đảm bảo rằng họng bạn không có dị vật nào trước khi đi ngủ.

Mẹo khắc phục hóc xương đối với trẻ nhỏ

♦ Cho trẻ ngừng ăn và nhẹ nhàng trấn an, không để trẻ sợ hãi, quấy khóc vì điều này sẽ làm xương cá mắc kẹt sâu hơn trong cổ họng.

♦ Dùng đèn pin soi vào họng để kiểm tra tình trạng hóc xương. Khi phát hiện vị trí của xương, tiến hành gắp xương ra bằng kẹp y tế một cách bình tĩnh và cẩn thận. Trong quá trình thực hiện, hãy luôn nhẹ nhàng dỗ dành để bé không quấy khóc, cử động nhiều.

♦ Sau khi lấy xương xong, hãy cho trẻ uống nước nhiều lần. Nếu họng trẻ không còn khó chịu nghĩa là bạn đã gắp hết xương. Nếu trẻ vẫn tiếp tục quấy khóc và đau đớn, nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

NHỮNG LƯU Ý KHI CHỮA HÓC XƯƠNG CÁ

Cân nhắc phương pháp xử lý thích hợp với từng tình huống cụ thể:

Sau khi đã lấy được dị vật ra khỏi cổ họng cần uống nhiều nước và hạn chế khạc nhổ. Tuy nhiên, các mẹo trên chỉ thực sự có hiệu quả với những trường hợp bị hóc xương cá nhỏ, mềm

Nếu đã thử nhiều cách tại mà tình trạng vẫn không giảm bớt cần dừng lại ngay, sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời, tránh làm tình trạng hóc xương thêm trầm trọng hơn

Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu với đội ngũ y tư vấn có trình độ chuyên môn cao và đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại giúp đảm bảo quá trình xử lý hóc xương một cách an toàn, nhanh chóng và hạn chế đau đớn cho bệnh nhân.

Trên đây là những thông tin về cách chữa hóc xương tại nhà,hi vọng sẽ giúp ích cho bạn về vấn đề sức khỏe. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về cách chữa hóc xương cá, hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách gọi đến số hotline (028) 3923 9999 hoặc nhấp vào bảng chat online để được chuyên gia tư vấn và hướng dẫn tận tình, đặt hẹn khám trước miễn phí.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác ở website: https://benhvienphukhoahcm.com.vn để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan