• Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn thế giới

  • Phòng khám phụ khoa uy tín - Chất lượng tại Việt Nam

phòng khám khoa phụ khoa - tphcm

Nguyên nhân gây bệnh tuyến vú bị viêm và cách phòng ngừa

Ngày đăng : 07-11-2023 - Lượt xem : 229

luôn là câu hỏi của rất nhiều người bệnh, tuy không nguy hiểm nhưng sẽ làm đau nhức, gây sốt và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ trong quá trình nuôi em bé. Bài viết dưới đây của phòng khám đa khoa Hoàn Cầu sẽ mang đến cho các bạn các nguyên nhân và cách phòng ngừa của bệnh viêm tuyến vú.

KHÁI NIỆM VỀ VIÊM TUYẾN VÚ

Viêm tuyến vú là một tình trạng viêm của mô tuyến vú, có thể liên quan đến nhiễm trùng. Các triệu chứng bao gồm sưng, nóng, đỏ và đau vú, có thể đi kèm với sốt và ớn lạnh. Tình trạng viêm tuyến vú thường xảy ra nhiều nhất ở phụ nữ đang cho con bú, gọi là viêm tuyến vú do tiết sữa, nhưng cũng có thể xảy ra ở phụ nữ không cho con bú và ở nam giới.

Viêm tuyến vú do cho con bú có thể gây mệt mỏi và kiệt sức, làm cho việc chăm sóc em bé trở nên khó khăn. Đôi khi bệnh viêm tuyến vú có thể buộc người mẹ phải ngừng cho con bú trước khi dự định. Nhưng việc tiếp tục cho con bú ngay cả khi đang sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị viêm tuyến vú có thể có lợi cho cả mẹ và bé.

DẤU HIỆU CỦA VIÊM TUYẾN VÚ LÀ GÌ?

Để nhanh chóng phát hiện bệnh, các bạn có thể tìm hiểu các dấu hiệu của viêm tuyến vú như sau:

++ Tăng độ dày của mô vú hoặc có khối u ở vùng vú.

++ Vú bị sưng tấy lên.

++ Sờ vào vú cảm thấy ấm, nóng.

++ Xuất hiện một mảng da đỏ, thường có dạng hình nêm.

++ Cảm giác đau hoặc nóng rát liên tục hoặc khi cho con bú.

++ Bị sốt từ 38,5 độ C.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TUYẾN VÚ BỊ VIÊM NHƯ THẾ NÀO?

Tắc ống dẫn sữa là một nguyên nhân có thể gây ra viêm tuyến vú. Khi vú không hết sữa sau khi cho con bú, sữa tồn dư có thể tạo thành cục sữa và gây tắc nghẽn trong các ống dẫn sữa. Tình trạng tắc nghẽn này càng khiến sữa bị ứ đọng, dẫn đến viêm tuyến vú.

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào tuyến vú từ bề mặt da của bạn và miệng của em bé thông qua vết nứt trên núm vú hoặc lỗ mở của ống dẫn sữa, góp phần vào việc gây viêm tuyến vú. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác tăng nguy cơ viêm tuyến vú như:

++ Đã từng mắc viêm tuyến vú trong quá trình cho con bú trước đó.

++ Núm vú bị đau hoặc nứt, mặc dù viêm tuyến vú có thể phát triển mà không thông qua vết nứt trên núm vú hoặc da.

++ Áo ngực chật hoặc tạo áp lực lên ngực khi sử dụng đai an toàn (trên xe ôtô) hoặc đeo túi nặng có thể hạn chế dòng sữa.

++ Kỹ thuật chăm sóc không đúng cách.

++ Tình trạng quá căng thẳng hoặc mệt mỏi.

++ Dinh dưỡng kém và hút thuốc lá.

VIÊM TUYẾN VÚ CÓ LÀM TĂNG NGUY CƠ BỊ UNG THƯ VÚ KHÔNG?

Viêm tuyến vú không tăng nguy cơ ung thư vú, nhưng các triệu chứng viêm tuyến vú có thể giống với các triệu chứng của ung thư vú dạng viêm (IBC - Inflammatory Breast Cancer). IBC là một loại ung thư hiếm và nguy hiểm, gây phát ban ở ngực. Như viêm tuyến vú, một hoặc cả hai vú có thể đỏ và sưng, còn ung thư vú dạng viêm thường không tạo thành khối u.

Tư vấn có thể đề nghị tiến hành siêu âm hoặc chụp quang tuyến vú hoặc cả hai. Nếu dấu hiệu và triệu chứng vẫn còn sau khi hoàn thành điều trị bằng kháng sinh, có thể cần thực hiện sinh thiết để xác định bạn có bị ung thư vú hay không.

BỊ VIÊM TUYẾN VÚ ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?

Viêm tuyến vú nếu không được chữa trị đầy đủ hoặc bị tắc ống dẫn sữa sẽ gây ra một khối áp xe nằm trong tuyến vú và phát triển theo thời gian. Khi bị áp xe sẽ được phẫu thuật dẫn lưu. Nên để tránh biến chứng, các bạn nên đến với Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu để được các tư vấn kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tuyến vú

Để chẩn đoán viêm tuyến vú, các tư vấn sẽ tiến hành khám sức khỏe toàn diện và hỏi về các dấu hiệu và triệu chứng của bạn. Việc cấy vi khuẩn sữa mẹ có thể giúp tư vấn xác định loại kháng sinh hiệu quả nhất trong trường hợp bạn bị nhiễm trùng nặng. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tuyến vú bao gồm vú sưng, nóng, đỏ và đau, đôi khi có thể kèm theo sốt và ớn lạnh.

Cách điều trị bệnh viêm tuyến vú

Trong quá trình điều trị viêm tuyến vú, các tư vấn có thể dựa vào sức khỏe và tình trạng bệnh mà sử dụng các phương pháp sau:

Sử dụng thuốc kháng sinh: Nếu nhiễm trùng, bạn có thể cần dùng kháng sinh trong một khoảng thời gian dài. Quan trọng là dùng đủ liều thuốc để giảm thiểu khả năng tái phát.

► Sử dụng thuốc giảm đau: Tư vấn có thể khuyên bạn sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen.

► Tiếp tục cho con bú: Bạn có thể tiếp tục cho con bú nếu bị viêm tuyến vú, việc cho con bú thực sự có thể giúp loại bỏ nhiễm trùng. Việc cai sữa bé đột ngột có thể làm trầm trọng thêm các dấu hiệu và triệu chứng của bạn.

Cách cho con bú để giảm bị viêm tuyến vú

Để nhanh chóng trị bệnh hiệu quả, các bạn có thể điều chỉnh cách cho con bú như sau:

► Tránh để vú đầy sữa trong thời gian dài trước khi cho con bú.

► Cố gắng đảm bảo rằng em bé ngậm vú đúng các, nên vắt một lượng nhỏ sữa bằng tay trước khi cho con bú có thể hữu ích.

► Xoa bóp vú trong lúc cho con bú hoặc vắt sữa, bắt đầu từ vùng bầu vú bị ảnh hưởng và xoa bóp theo hướng từ gần núm vú.

► Đảm bảo bầu vú không còn sữa thừa sau khi cho con bú. Nếu gặp khó khăn khi vắt hết một phần vú, các bạn hãy chườm ấm lên bầu vú trước khi cho con bú hoặc vắt sữa.

► Nên cho con bú ở ngực bị tắc tia sữa trước, vì lúc này con sẽ bú mạnh hơn để hút sữa mẹ, giúp khai thông các ống dẫn sữa bị tắc.

Nguyên nhân gây bệnh tuyến vú cũng đã được các tư vấn của phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ trong bài viết này. Các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin trên để biết được nguyên nhân và các điều trị bệnh, từ đó giúp hết bệnh nhanh chóng và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu có thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với phòng khám bằng cách click vào khung chat để được giải đáp nhé.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan