• Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn thế giới

  • Phòng khám phụ khoa uy tín - Chất lượng tại Việt Nam

phòng khám khoa phụ khoa - tphcm

Chảy Máu Cam Và Những ĐIều Cần Biết

Ngày đăng : 25-11-2020 - Lượt xem : 665

Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) là hiện tượng hết sức phổ biến ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân phổ biến nhất là chấn thương vì niêm mạc mũi được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu nhỏ nằm rất nông, ngay sát bề mặt  chỉ kéo dài 5-10p. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan khi tình trạng này kéo dài hơn 10p hay 20p, chảy máu liên tục, nhiều ngày liền thì không nên chủ quan vì đây là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Để có thông tin đầy đủ, cùng tham khảo bài viết dưới đây.

TÌM HIỂU CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNG CHẢY MÁU CAM

Hầu hết trong chúng ta đều có ít nhất một lần trong đời bị chảy máu cam. Dựa vào vị trí chảy máu thì có thể chia làm 2 dạng:

♦ Chảy máu trước mũi:

- Xuất phát tại đám rối Kisselbach của vách ngăn mũi là vùng 1/3 trước-dưới của vách ngăn mũi, khu vực này thường chứa nhiều mạch nhỏ rất dễ vỡ.

- Máu thường chảy từ niêm mạc mũi ra phía trước mũi do màng nhầy quá khô, lâu dần nứt nẻ rồi đóng vảy và cuối cùng là chảy máu. Thường gặp ở những người thường xuyên ngồi điều hòa, lò sưởi hay thời tiết hanh khô.

- Trường hợp này lượng máu chảy ra ít nhưng không kéo dài, thường chỉ xảy ra ở một bên mũi, không nguy hiểm sau khi áp dụng sơ cứu máu sẽ ngừng chảy.

♦ Chảy máu sau mũi:

- Xuất phát từ thành bên mũi tại đám rối Woodruff là nhóm các mạch máu lớn của động mạch hàm nằm ở thành bên của phía sau cuốn mũi giữa.

- Máu chảy ra phía sau ra xuống cuống họng, thường gặp ở người cao tuổi, bệnh nhân bị huyết áp cao hay bị chấn thương ở vùng mũi mắt.

- Trường hợp này lượng máu sẽ chảy nhiều và xảy ra ở cả 2 bên mũi, nếu nằm ngửa máu có xu hướng chảy xuống họng.

- Chảy mũi sau nguy hiểm và khó kiểm soát hơn chảy máu mũi trước nhiều. Bạn cần đến ngay cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.

1. Chảy máu cam do nguyên nhân gì?

Có một số nguyên nhân có thể gây chảy máu mũi hàng ngày bao gồm:

Ngoáy mũi hoặc xì mũi

Ngoáy mũi có thể gây ra các vết trầy xước hoặc vết rách ở lớp lót niêm mạc của mũi. Điều này có thể khiến các mạch máu bị vỡ làm chảy máu mũi.

Xì mũi quá mạnh cũng có thể gây chảy máu mũi, các trường hợp vừa mới bị chảy máu mũi, việc xì mũi cho dù là nhẹ cũng có thể gây tiếp tục chảy máu.

Cảm lạnh và dị ứng

Dị ứng, cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể gây chảy máu mũi thường xuyên. Viêm và nghẹt mũi làm cho các mạch máu trong mũi giãn nở khiến chúng có nguy cơ bị vỡ và chảy máu nhiều hơn.

Khí hậu nóng hoặc khô

Không khí nóng hoặc khô gây ra các vết nứt trong niêm mạc mũi có thể làm tăng tần suất chảy máu cam.

Thay đổi thời tiết theo mùa có thể gây chảy máu mũi thường xuyên do mũi không kịp điều chỉnh thay đổi nhiệt độ và độ ẩm.

Rối loạn đông máu

Những người bị chảy máu cam thường xuyên có thể bị rối loạn đông máu. Các yếu tố di truyền có thể gây ra các rối loạn đông máu.

Hemophilia là bệnh rối loạn đông máu do thiếu một trong ba yếu tố đông máu có thể gây chảy máu thường xuyên bên trong và bên ngoài cơ thể, đặc biệt là sau chấn thương hoặc phẫu thuật.

Bệnh Von Willebrand có một loại rối loạn chảy máu khác khiến máu đông chậm hơn bình thường. Những người mắc bệnh von Willebrand có thể bị chảy máu cam thường xuyên và khó có thể kiểm soát.

Thuốc

Chảy máu cam đôi khi có thể là một tác dụng phụ của thuốc. Một số loại thuốc chống đông máu có thể gây chảy máu mũi thường xuyên. Những loại thuốc này có thể bao gồm các chất làm loãng máu, các thuốc chống viêm....

Bổ sung chế độ ăn uống

Một số chất bổ sung chế độ ăn uống có thể hoạt động tương tự như thuốc làm loãng máu gây chảy máu kéo dài nếu quá liều bao gồm:

+ Vitamin E;
+ Tỏi;
+ Gừng;
+ Cỏ thơm;
+ Bạch quả;
+ Đan sâm;
+ Đương quy;
+ Nhân sâm.​

Các tình trạng sức khỏe khác

Một số tình trạng sức khỏe có thể gây chảy máu mũi thường xuyên hoặc gây tái phát bao gồm:

+ Huyết áp cao;
+ Dị ứng theo mùa;
+ Lạm dụng thuốc;
+ Suy thận;
+ Bệnh bạch cầu;
+ Giảm tiểu cầu.​

Dị dạng trong mũi

Một số bất thường trong mũi cũng có thể gây chảy máu mũi thường xuyên. Lệch vách ngăn là một bất thường do bẩm sinh hoặc chấn thương cho mũi.

Khối u

Các khối u trong mũi hoặc xoang có thể gây chảy máu mũi thường xuyên. Khối u có thể là ung thư hoặc không ung thư thường có nhiều khả năng xuất hiện ở người lớn tuổi hoặc người hút thuốc.

Nghẹt mũi mạn tính hoặc có mùi hôi từ mũi có thể là triệu chứng đi kèm của khối u trong mũi hoặc xoang.

Lạm dụng rượu

Sử dụng nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến tiểu cầu trong máu và làm chậm quá trình đông máu. Rượu cũng có thể làm giãn nở các mạch máu gần bề mặt, khiến chúng dễ bị vỡ và chảy máu hơn.

Chất kích thích hóa học

Một số hóa chất có thể gây kích ứng niêm mạc mũi bao gồm:

+ Khói thuốc lá;
+ Axit sunfuric;
+ Amoniac;
+ Xăng.​

2. Làm gì khi bị chảy máu cam?

♦ Đối với chảy mũi trước:

Chảy máu mũi trước

- Chiếm khoảng 90% trường hợp. Xuất phát từ phía trước mũi. Vị trí hay bị chảy máu nhất là đám rối Kieselbach ở phần dưới của vách ngăn mũi. Khu vực này chứa nhiều mạch máu nhỏ rất dễ vỡ khi xì mũi quá mạnh hay khi có chấn thương vùng này (ngoáy mũi, day mũi).
- Khí hậu hanh khô hay môi trường khô là điều kiện thuận lợi xảy ra chảy máu mũi (dùng lò sưởi, máy điều hòa kéo dài). Do niêm mạc mũi khô khiến vách ngăn mũi có vảy, nứt nẻ và chảy máu.
- Thường chảy máu một bên. Máu mũi chủ yếu chảy ra phía trước (nếu có chảy xuống họng thì số lượng cũng ít). Chảy máu dai dẳng, khối lượng không nhiều. Thường ngừng chảy máu sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu thông thường. Trường hợp nặng các tư vấn chuyên khoa tai mũi họng sẽ ‘đốt’ điểm mạch bằng nitrat bạc hoặc hóa chất khác.

♦ Đối với chảy mũi sau:

Chảy máu mũi sau  

- Chiếm khoảng 10% trường hợp, thường liên quan tới các mạch máu ở cao hơn và sâu hơn của mũi.
- Tuy không phổ biến ở trẻ em nhưng chảy máu mũi sau nguy hiểm hơn và khó kiểm soát hơn và thường cần được chăm sóc y tế. Xuất hiện chủ yếu ở người cao tuổi, người mắc tăng huyết áp hay trong chấn thương vùng mũi mặt.
- Thường chảy máu cả hai bên. Máu mũi chảy ra phía sau và chủ yếu đi xuống họng. Máu chảy nhiều, có thể nguy kịch. Điều trị bằng nhét bấc mũi hoặc thắt mạch máu.

3. Cách Phòng Ngừa Chảy Máu Cam

Thực tế, không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ chảy máu cam, tuy nhiên, bạn có thể hạn chế bằng những cách sau:

- Giữ ẩm màng mũi: có thể dùng tăm bông bôi sáp dưỡng da vào mũi 3 lần/ngày. Muối sịt cũng là cách giữ ẩm mũi hiệu quả.

- Tráng ngoáy, móc mũi quá mạnh.

- Không quá lạm dụng thuốc dị ứng, thuốc cảm lạnh bởi các loại thuốc này có thể làm khô mũi. Trong bất cứ trường hợp nào, bệnh nhân dùng thuốc cần phải theo chỉ định của tư vấn.

- Hạn chế chấn thương ở vùng mặt bằng cách đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, thắt dây an toàn khi đi xe hơi.

- Khi làm các công việc đặc thù thì cần sử dụng các thiết bị bảo hộ, tránh hít phải hóa chất khó chịu.

Ngoài ra, người bệnh có thể điều trị sớm bằng việc bổ sung các thực phẩm sau:

  • Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Bổ sung vitamin C rất quan trọng trong việc phòng tránh bệnh chảy máu cam, ngoài ra vitamin C còn giúp tăng cường mạch máu. Các loại trái cây giàu vitamin C: quýt, cam, bưởi, dâu tây, chanh, việt quất,...
  • Vitamin K: có vai trò ổn định quá trình đông máu. Có nhiều trong các loại rau xanh như: cải bó xôi, súp lơ, cải xoăn, húng quế, bắp cải, măng tây,...
  • Kali: là khoáng chất có vai trò giúp lưu thông khí huyết, thiếu kali trong máu cơ thể sẽ có nguy cơ bị thiếu nước khiến các mô trong cơ thể cũng bị thiếu hụt nước. Mao mạch trong mũi bị khô rát sẽ dẫn đến chảy máu cam. Kali có trong: quả bơ, chuối, cà rốt, cà chua, các loại rau xanh, sữa chua, ngao, nghêu, cá,...
  • Chất sắt: thiếu sắt không những dẫn đến chảy máu cam mà còn tăng nguy cơ thiếu hụt máu. Nên bổ sung sắt trong bữa ăn hàng ngày bằng việc bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt như: các loại thịt đỏ, các loại hải sản, các loại ngũ cốc nguyên hạt,...

Nếu tình trạng chảy máu cam diễn ra thường xuyên cùng các triệu chứng sức khỏe khác, bạn nên sớm đến khoa Tai - Mũi - Họng ở các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. 

PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG UY TÍN TẠI TP.HCM CHUYÊN KHẮC PHỤC CHẢY MÁU CAM

Để điều trị bệnh chảy máu cam (chảy máu mũi) hiệu quả tư vấn chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó đưa ra phác đồ phù hợp.

Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu hiện là đơn vị y tế chuyên tai mũi họng điều trị hiệu quả chảy máu cam. Phòng khám nhận được sự tin tưởng, lựa chọn của nhiều bệnh nhân.

Hiện nay phòng khám đang điều trị bệnh chảy máu cam bằng nhiều phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên mức độ bệnh cụ thể của người bệnh. Điển hình như: điều trị bằng thuốc (thuốc uống, thuốc xịt mũi), JCIC-Plasma công nghệ Mỹ, liệu trình đông-tây y kết hợp…

Bên cạnh đó, phòng khám còn có ưu thế vượt bậc trong chất lượng và dịch vụ y tế, như sau:

 Thời gian khám chữa bệnh: Thứ 2 – Chủ nhật và các ngày lễ tết từ 8g – 20g. Với thời gian làm việc này, những bệnh nhân dù làm việc trong giờ hành chính hoặc ở ngoại tỉnh đều có thể đến khám chữa bệnh.

 Phòng khám còn có đội ngũ tư vấn và nhân viên y tế dày dặn kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao.

 Máy móc y khoa tân tiến, thiết bị và công nghệ hiện đại, phương pháp điều trị tiên tiến đáp ứng tối đa nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân, đồng thời còn mang đến hiệu quả điều trị cao.

 Chi phí khám và điều trị bệnh hợp lý, bệnh nhân sẽ được tư vấn tư vấn cụ thể về các hạng mục chi phí trước khi tiến hành điều trị.

 Bảo mật bệnh án và các thông tin cá nhân một cách nghiêm ngặt, không để rò rỉ ra ngoài.

 Quy trình thăm khám và thủ tục đăng ký khoa học, đặt hẹn online để lấy số khám trước giúp tiết kiệm thời gian và người bệnh sẽ được thăm khám ngay khi vừa đến phòng khám.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng chảy máu mũi (chảy máu cam) hiệu quả tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu. Nếu còn băn khoăn hoặc muốn đặt lịch khám bệnh, hãy gọi đến Hotline 028 3923 9999 để được tư vấn miễn phí.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác ở website: https://benhvienphukhoahcm.com.vn để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan