• Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn thế giới

  • Phòng khám phụ khoa uy tín - Chất lượng tại Việt Nam

phòng khám khoa phụ khoa - tphcm

Bí Quyết Giảm Ốm Nghén Cho Mẹ Bầu

Ngày đăng : 17-12-2020 - Lượt xem : 476

Ốm nghén là tình trạng mà hầu hết thai phụ đều phải trải qua nhưng lại là nỗi ám ảnh nếu như tình trạng này trầm trọng. Đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi nhưng cần được phát hiện và can thiệp để tránh tình trạng thai nhi thiếu dinh dưỡng, phát triển kém và khó kiểm soát. Vậy làm thế nào để giảm nghén khi mang thai? hãy cùng tham khảo các bí quyết dưới đây.

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén, còn gọi là buồn nôn và nôn khi mang thai (NVP), là một triệu chứng của thai kỳ. Tình trạng này khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, đầy hơi ở bụng và xuất hiện nhiều lần một ngày. Thông thường những triệu chứng này xảy ra giữa tuần thứ 4 cho đến tuần 16 của thai kỳ. Khoảng 10% thai phụ vẫn có triệu chứng sau tuần thứ 20 của thai kỳ.

Ốm nghén khi mang thai thường không gây hại cho thai nhi, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của sản phụ. Một dạng nghiêm trọng của tình trạng này được gọi là nôn nghén, dẫn đến giảm cân ở thai phụ và nó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến dinh dưỡng của thai nhi.

Biến chứng của nghén nặng vô cùng nguy hiểm với mức độ nghiêm trọng khác nhau với từng phụ nữ mang thai.

Có thể phân biệt ốm nghén thường với nghén bầu nặng qua các đặc điểm phân biệt sau:

Ốm nghén

- Nôn vừa phải nên thức ăn vẫn giữ được trong dạ dày.

- Xuất hiện ở khoảng 80% thai phụ.

- Hiện tượng này sẽ giảm từ tuần thứ 12 - 20 của thai kỳ.

- Thai phụ không bị sút cân.

- Để hạn chế ốm nghén, thai phụ chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.

Nghén nặng

- Nôn nhiều nên thức ăn trong dạ dày không giữ được, bị tống hết ra ngoài.

- Xuất hiện ở khoảng 1 - 3% thai phụ.

- Có nhiều chị em phụ nữ có thể nghén kéo dài suốt thai kỳ.

- Thai phụ có thể giảm từ 2 - 10kg.

- Trong trường hợp nghén nặng, cần phải dùng thuốc hoặc nhập viện để theo dõi.

Dấu hiệu nghén bầu nặng phổ biến là: Ăn không ngon, cảm giác buồn nôn gần như thường xuyên, nôn nhiều hết tất cả thức ăn đã ăn (3 - 4 lần/ngày), cơ thể mất nước, chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu, giảm cân nặng nhanh chóng,… Trường hợp nghén nặng cần can thiệp y tế và theo dõi điều trị càng sớm càng tốt.

Mách ngay các mẹo giảm ốm nghén cực hay

Uống nước điều độ, đảm bảo lượng nước

Trong suốt thời gian mang thai, tuyến nước bọt ở khoang miệng của thai phụ hoạt động nhiều hơn bình thường, nước bọt tiết ra nhiều khiến cho mẹ bầu có cảm giác buồn nôn. Do đó việc bổ sung, uống nhiều nước hơn là 1 cách giúp giảm ốm nghén cho mẹ bầu. Theo các chuyên gia thì mẹ bầu cần bổ sung khoảng 2l/ngày cho cơ thể. Thời gian uống nên khoảng 30 phút trước hoặc sau khi ăn không nên uống trong khi ăn.

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Để dạ dạy của mẹ bầu trong tình trạng ổn định, không bị quá no hay quá đói sẽ giúp giảm ốm nghén thì mẹ nên tạo thói quen ăn nhiều bữa nhỏ trong ngay thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Mẹo nhỏ cho mẹ là nên để sẵn món ăn vặt để dùng ngay khi thèm như bánh quy, bánh mì, ô mai…

Bấm huyệt tay

Khoa học chứng minh rằng khi ta tác động lực đến cổ tay thì não sẽ giải phóng ra chất hóa học có tác dụng làm dịu đi cơn buồn nôn, nôn hay sự khó chịu về mùi. Đây cũng là một mẹo giảm ốm nghén. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm lớn là cần sự giúp đỡ của chuyên gia có kinh nghiệm để bấm chính xác huyệt để đạt kết quả tốt nhất mà các mẹ bầu không thể tự làm được.

Uống trà bạc hà

Một phương pháo giảm ốm nghén đơn giản nữa cho mẹ bầy đó là uống trà bạc hà hoặc có thể nhai kẹo bạc hà hay sử dụng tinh dầu bạc hà cũng giúp cho cổ họng và khứu giác dễ chịu hơn, dịu hơn mà lại khá an toàn, loại bỏ đi mệt mỏi của mẹ bầu. Phương pháp giảm ốm nghén này có thể áp dụng mỗi ngày ngay tại nhà để cải thiện tình trạng nghén ngẩm, buồn nôn, nôn ói khó chịu của bà bầu. Giúp kiểm soát tốt tình trạng ốm nghén khi mang thai.

Sử dụng hương chanh, hương thảo

Để cải thiện tình trạng khó chịu buồn nôn hay nhạy cảm với mùi mẹ bầu có thể sử dụng mùi hương để ngửi trong thời gian mang thai. Một số loại mùi hương như bạc hà, hương thảo, hương quýt, hương chanh… sẽ làm dịu khứu giác, giúp cho tinh thần thoái mái và thư giãn, giảm ốm nghén.

Ăn ngay sau khi thức dậy

Để giúp dạ dày dễ chịu hơn vào buổi sáng và giảm buồn nôn, nôn ói vào sáng sớm, các chuyên gia khuyên mẹ nên dùng thức ăn như bánh quy hay bánh mì để bắt đầy ngày mới. Sau đó có thể một số loại thực phẩm khác như sữa, trứng hay loại thực phẩm giàu protein.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ của các mẹ bầu là rất quan trọng vì vậy cần phải xây dựng một thực đơn hợp lý để giảm ốm nghén mà đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ. Mẹ bầu nên bổ sung các loại trái cây, rau củ giàu vitamin, calci…

Tuy nhiên, thai phụ cũng cần chú ý hạn chế hoặc tránh những loại thực phẩm, món ăn cay, mặn, có tính nóng, chứa nhiều caffein…

Xây dựng thời gian biểu nghỉ ngơi hợp lý

Tình trạng mệt mỏi, khó chịu của các mẹ bầu bị ốm nghén là điều không thể tránh khỏi khi mang thai. Khi xuất hiện các dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn ói thì thai phụ nên nằm nghỉ ngơi và chợp mắt một chút sẽ giúp giảm tình trạng này.

Để có tinh thần thoải mái mẹ bầu hãy thả lỏng cơ thể, hít thở thật sâu. Buổi sáng thức dậy, trước khi bước xuống khỏi giường thì mẹ bầu nên chú ý từ từ ngồi dậy, ngồi tựa lưng vào gối mềm một lúc trước khi rời giường.

Vận động nhẹ nhàng, vừa sức trong thai kỳ

Để giúp thai phụ có thể giảm ốm nghén và hỗ trợ cho quá trình sinh em bé dễ dàng hơn thì các chuyên gia y tế vẫn khuyên mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, vừa sức trong cả thai kỳ.

Mẹ bầu có thể tự tạo cho chính mình thói quen đi bộ 30 phút đến 1 giờ đồng hỗ mỗi ngày. Điều này sẽ giúp mẹ bầu nhanh nhẹn và khỏe mạnh hơn. Đồng thời cũng hỗ trợ đẩy lùi buồn nôn và nôn nghén trong thai kỳ

Dùng gừng giảm ốm nghén thông qua chế độ ăn uống

Từ lâu đời, gừng đã được biết đến là một vị thuốc khắc tinh của ốm nghén, giúp giảm ngay tình trạng nôn nghén. Tuy nhiên việc lạm dụng hay sử dụng tùy tiện như ăn quá nhiều sẽ làm nóng, điều này thì không tốt cho thai nhi chút nào. Mẹ bầu có thể dùng gừng dưới các dạng như uống trà gừng hay thêm gừng trong món ăn, ngậm gừng tươi, kẹo gừng. Với những dạng bào chế như thế thì không thể loại bỏ được hoàn toàn tạp chất từ gừng được.

Chia sẻ thêm từ chuyên gia:

Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ nghén được xem là biểu hiện bình thường của thai phụ nhưng chị em không nên xem thường. Vì thực tế vẫn có nhiều tình trạng nghén gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi và thai phụ khi không được điều trị đúng cách. Nếu nghén nặng còn gây ngộ độc nguy hiểm đặc biệt với thai phụ mang đa thai, mắc tiểu đường thai kỳ, bị huyết áp cao, tiền sử bị tim hay béo phì… Do vậy thai phụ nên thăm khám nếu thấy bản thân bị ốm nghén quá nặng để được tư vấn hỗ trợ.

Trên đây là những thông tin về tình trạng ốm nghén. ,hi vọng sẽ giúp ích cho bạn về vấn đề sức khỏe. Mọi câu hỏi liên quan đến nghén và các vấn đề khác của thai kỳ cần hỗ trợ vui lòng liên hệ cùng chuyên gia của Hoàn Cầu bằng cách gọi đến số hotline (028) 3923 9999 để được chuyên gia tư vấn và hướng dẫn tận tình, đặt hẹn khám trước miễn phí.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác ở website: https://benhvienphukhoahcm.com.vn để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan