• Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn thế giới

  • Phòng khám phụ khoa uy tín - Chất lượng tại Việt Nam

phòng khám khoa phụ khoa - tphcm

Mẹo chăm sóc vùng kín đúng cách tránh để vùng kín có mùi

Ngày đăng : 23-06-2021 - Lượt xem : 609

Vùng kín có mùi là do sự kết hợp của dịch âm đạo, mồ hôi và nội tiết trong cơ thể... Khi một trong những yếu tố trên bất thường sẽ khiến vùng kín có mùi khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng mùi ở vùng kín, nếu xử lý không khéo sẽ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa rất khó điều trị. Do vậy, các bạn cùng đọc bài viết dưới đây để tìm ra nguyên nhân gây ra mùi ở vùng kín nhé. 

TÌM HIỂU VỀ SỨC KHỎE VÙNG KÍN

1. Môi trường bên trong âm đạo

Môi trường ở bên trong cô bé thì luôn luôn bao gồm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có lợi có tên gọi là Lactobacillus sẽ sản sinh ra Lactic Acid và sẽ giúp làm cân bằng độ pH ở âm đạo và nhờ đó giúp ngăn ngừa sự tấn công của các vi khuẩn có hại.

2. Độ pH của môi trường âm đạo

Ở người khỏe mạnh độ pH âm đạo từ 3.8- 4.5 và có thể thay đổi đôi chút tùy vào từng thời điểm

+ Ở độ tuổi từ 15- 49 tuổi độ pH âm đạo thường <=4.5

+ Trước kỳ kinh nguyệt và sau mãn kinh độ pH thường >4.5

3. Tầm quan trọng của pH trong âm đạo

Độ pH trong âm đạo nếu luôn giữ được độ cân bằng thì sẽ là một rào cản rất lớn khiến cho vi khuẩn và nấm men có hại không phát triển được. Nếu vì một lý do nào đó mà độ pH >4.5 thì sẽ là môi trường vô cùng thuận lợi để cho vi khuẩn có hại phát triển và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể làm ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản. 

TÁC HẠI CỦA VIỆC MẤT CÂN BẰNG PH ÂM ĐẠO KHIẾN VÙNG KÍN CÓ MÙI

Khi mà độ pH bị mất cân bằng thì tác hại đầu tiên dễ nhìn thấy nhất đó chính là:

+ Âm đạo bị nhiễm khuẩn gây mùi khó chịu

+ Tiết dịch nhầy màu trắng hoặc màu vàng bất thường

+ Ngứa ngáy khi đi tiểu

Tác hại thứ hai là những người có quan hệ tình dục có nguy cơ cao mắc các bệnh qua đường tình dục như nhiễm:

+ Nhiễm Trichomonas do ký sinh trùng Trichomonas Vaginalis

+ Hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn Gardnerella

Gây ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý nếu gặp tình trạng ngứa ngáy, khó chịu sẽ gây cảm giác rất căng thẳng, mệt mỏi. Gây ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.

NGUYÊN NHÂN KHIẾN ĐỘ PH ÂM ĐẠO MẤT CÂN BẰNG GÂY RA VÙNG KÍN CÓ MÙI

+Thứ nhất, nguyên nhân do cơ chế tự nhiên của cơ thể đó là chu kỳ kinh nguyệt. Bởi vì máu kinh nguyệt có độ pH là 7.4. Khi mà đi qua âm đạo được giữ lại trong băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san hay là tăm bông thì sẽ khiến cho độ pH ở trong âm đạo bị tăng lên.

+ Thứ hai, khi quan hệ tình dục thì độ pH khoảng vào 7.2- 8 nên khi xâm nhập vào âm đạo thì sẽ làm tăng độ pH. Vì vậy, nếu không vệ sinh cô bé sạch sẽ sau khi quan hệ thì sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại tấn công.

+ Thứ ba, vệ sinh vùng kín sai cách do việc sử dụng xà bông cục hoặc sữa tắm thông thường để vệ sinh cô bé. Thông thường sữa tắm có chất tảy rửa khá là mạnh và độ pH cao có thể lên đến 7. Chính vì thế sẽ khiến độ pH ở âm đạo bị mất cân bằng và làm vùng da ở đây cũng trở nên khô ráp, khó chịu, nhạy cảm, ngứa ngáy. Ngoài ra, nếu dùng nước muối sinh lý cho vùng kín cũng sẽ làm thay đổi độ pH của âm đạo và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công.

+ Những hành động cọ rửa mạnh bên trong âm đạo dù là với nước hay chất tẩy rửa đều sẽ góp phần loại bỏ các vi khuẩn tốt bên trong âm đạo, làm mất cân bằng độ pH của vùng kín

BÍ QUYẾT CHĂM SÓC VÙNG KÍN KHÔNG HÔI, KHÔNG NGỨA

Nguyên tắc cơ bản để giúp vùng kín không hôi, không ngứa đó là làm như thế nào giữ được độ pH luôn ở mức cân bằng. Để làm được như vậy các bạn phải lưu ý những điều sau:

+ Vệ sinh vùng kín một cách sạch sẽ trong những ngày đèn đỏ bằng cách thay băng vệ sinh đều đặn sau 3- 4 tiếng đồng hồ.

+ Vệ sinh sạch sẽ cô bé trước và sau khi quan hệ. Và nên sử dụng bao cao su để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với tinh trùng.

+ Hạn chế thụt rửa âm đạo, thao tác nhẹ nhàng và làm khô bằng khăn mềm hoặc giấy sạch

+ Ưu tiên lựa chọn những dung dịch vệ sinh có chiết xuất thiên nhiên dịu nhẹ, có những thành phần có khả năng diệt khuẩn, cân bằng độ pH âm đạo. Đồng thời phải có chất bổ sung độ ẩm cho âm đạo không gây khô rát khi sử dụng hằng ngày.

Lưu ý để vùng kín không bị có mùi:

+ Luôn thay quần lót sau khi tập thể dục

+ Hạn chế đồ ăn nặng mùi như tỏi, măng tây, cà ri

+ Hạn chế bớt tinh bột, đường sữa vì nấm men Candida rất thích đường nên tốt nhất bạn nên hạn chế

+ Bổ sung lợi khuẩn có lợi qua đường ăn uống. Đặc biệt là sữa chua hy lạp

+ Hạn chế stress

Trên đây, là một vài chia sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn các bệnh về vùng kín có mùi hôi, khó chịu. Nếu tình trạng trên diễn ra thường xuyên thì tốt nhất bạn nên tìm tới các chuyên gia sức khỏe để được giải đáp và tư vấn cách điều trị kịp thời nhé.

Để được khám và tư vấn các bệnh lý phụ khoa các bạn có thể đến Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu. Sau khi tham khảo, nếu người đọc có bất kì vấn đề nào chưa rõ liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhé.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan