• Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn thế giới

  • Phòng khám phụ khoa uy tín - Chất lượng tại Việt Nam

phòng khám khoa phụ khoa - tphcm

Vùng kín có mùi hôi là dấu hiêu của bệnh gì?

Ngày đăng : 11-11-2020 - Lượt xem : 823

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa” là trường hợp thường gặp phải ở chị em phụ nữ. Nỗi ám ảnh về mùi luôn khiến các chị em e ngại mỗi khi gần gũi người khác. Liệu đây có phải là những dấu hiệu bất thường cảnh báo về sức khỏe tại khu vực nhạy cảm này?  Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này để có cách phòng tránh và bảo vệ sức khoẻ vùng kín kịp thời chị em nhé!

NGUYÊN NHÂN GÂY VÙNG KÍN CÓ MÙI HÔI

1. Do nước tiểu đọng lại

Mỗi lần đi vệ sinh xong nếu chị em lười vệ sinh vùng kín thì nước tiểu dư thừa sẽ đọng trên lớp đệm quần lót và lông vùng kín tạo ra môi trường ẩm ướt. Thế nên chỗ đó lại trở thành “ngôi là lý tưởng” cho vi khuẩn gây mùi. 

Nói chung những mùi này thường chỉ là vấn đề tạm thời, nên cuối ngày nếu bạn vệ sinh sạch sẽ là mùi sẽ biến mất. Hãy luôn chuẩn bị trước một vài miếng băng vệ sinh hằng ngày đem theo khi đi làm để sử dụng, đừng quên thấm sạch nước tiểu bằng khăn giấy sau mỗi lần đi vệ sinh để hạn chế mùi.

2. Do mặc quần lót chật quá

Nếu bạn mặc quần lót quá chật thì nó vừa khiến bạn bất tiện khi di chuyển lại còn gây mùi khắmnhất là những ngày trời nắng nóng. Mồ hôi tiết ra tại “vùng kín” không tài nào thoát hơi được nên sẽ gây mùi khó chịu mà không ngứa. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này tiếp tục lâu dài, bạn sẽ có nguy cơ bị viêm nang lông vùng kín.

 

Vùng kín có mùi là dấu hiệu nhiều vấn đề

Vùng kín có mùi là dấu hiệu nhiều vấn đề

3. Do bị dị ứng với bao cao su

Thật sự có một số người vì dị ứng với bao cao su cũng khiến cho vùng kín có mùi. Vì bao cao su được làm bởi nhiều vật liệu mà điển hình là cao su, polyisoprene. Hơn nữa ở trên bề mặt còn có gel nhầy, có mùi hương… Chính những vấn đề này làm cho vùng kín của bạn sẽ có mùi hôi.

4. Do ngày kinh hoặc sau sinh

Những ngày chu kỳ thì vùng kín bao giờ cũng nặng mùi hơn. Nguyên nhân là vì máu kinh tiết ra chính là hỗn hợp bong tróc ở niêm mạc tử cung cùng máu. Máu này sẽ thoát ra cửa âm đạo là nơi có nhiều vi khuẩn nên sẽ có mùi hôi tanh xuất hiện.

Với những phụ nữ sau sinh thì tử cung họ thường sẽ bị giãn rộng nên cơ và mô ở âm đạo khi ấy giãn nở theo. Chính điều này khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào vùng kín. Ngoài ra phụ nữ sau sinh thì sản dịch tiết ra nhiều cũng làm vùng kín có mùi hôi.

5. Do viêm âm đạo

Bệnh thường có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng điển hình là có mùi hôi ở vùng kín. Nếu bệnh diễn biến nặng thì bạn còn thấy vùng kín có những dấu hiệu lạ như là dịch trắng có màu lạ, bị vón cục, ngứa âm đạo…

6. Do thói quen ăn uống

Một số thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày có thể cũng gây biến đổi mùi ở vùng kín. Đặc biệt là khi chúng ta ăn những gia vị với mùi nồng hăng, đồ uống có cồn, café, cocacola…

Hoặc một số những nguyên nhân như là lạm dụng thuốc tránh thai, dùng thuốc kháng sinh dài ngày… Đây đều là những nguyên nhân dẫn đến mùi hôi ở vùng kín.

Vùng kín có mùi gây nhiều ảnh hưởng

Vùng kín có mùi gây nhiều ảnh hưởng

CHỮA TRỊ VÙNG KÍN CÓ MÙI HÔI RA SAO?

1. Áp dụng những biện pháp tự nhiên

Nếu như vùng kín có mùi là do thói quen vệ sinh chưa hợp lý thì bạn hãy điều chỉnh và áp dụng một số bí quyết như là:

Dùng lá húng quế: Vì trong lá húng quế có chứa những hợp chất chống oxy hóa, giúp kháng khuẩn và sát trùng… Nên việc dùng nó sẽ giúp chữa hôi vùng kín hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng một mớ lá húng quế đem rửa cho sạch rồi đun ở nồi đến khi sôi, tắt bếp. Sau khi nước còn hơi ấm bạn hãy đem rửa và lau khô vùng kín. Kiên trì thực hiện 3 lần một tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Dùng ngải cứu: Đây là phương thức dân gian được áp dụng chữa vùng kín có mùi hôi hiệu quả. Chúng ta cũng thực hiện bằng cách dùng 20g lá ngải cứu đem rửa sạch sau đó đem phơi khô 2 nắng và cho vào với 1 lít nước. Khi thấy nước chuyển sang vàng thì vặn nhỏ lửa 5 phút rồi tắt bếp, để nguội bớt dùng rửa quanh âm đạo.

Tuy nhiên cần lưu ý áp dụng những cách này chỉ nên dùng từ 2 đến 3 lần một tuần và không được rửa sâu vào âm đạo. Cùng với đó nên mặc đồ lót chất liệu cotton dễ co giãn, có chế độ vệ sinh vùng kín đúng cách…

Ngoài ra, để không còn hiện tượng khí hư có mùi hôi, chị em phụ nữ cần chú ý tới những điều sau:

+Mặc quần lót cotton thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí. Không mặc quần lót chật.

+Thay quần lót và vệ sinh vùng kín mỗi ngày ít nhất 1 lần.

+Không tự ý thụt rửa âm đạo. Đây là nguyên nhân khiến vi khuẩn bên ngoài dễ xâm nhập vùng kín và gây bệnh.

+Sử dụng nước sạch để vệ sinh vùng kín.

+Lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh phù hợp, không dùng các sản phẩm hóa chất như xà phòng, dầu gội, sữa tắm để tránh làm mất cân bằng pH âm đạo.

+Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách trong thời kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, sau sinh, trước và sau khi quan hệ tình dục.

+Duy trì chế độ ăn uống khoa học với nhiều hoa quả, rau xanh, sữa chua.

+Tránh stress, thức đêm hay làm việc quá sức.

2. Nên thăm khám kịp thời

Nên chủ động thăm khám khi vùng kín có mùi

Nên chủ động thăm khám khi vùng kín có mùi

vùng kín có mùi có thể là dấu hiệu của nhiều những bệnh viêm nhiễm phụ khoa mà đặc biệt là khi vùng kín có tiết nhiều khí hư vón cục, bị ngứa… Lúc này bạn cần tìm đến những địa chỉ y tế chuyên khoa như Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để được tư vấn thăm khám và điều trị dựa vào từng nguyên nhân.

Vì nếu như bạn lơ là thì những vấn đề này có thể dẫn đến các bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng. Nó vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống mà đặc biệt hơn là khả năng sinh sản về sau.

Bài viết vừa rồi chúng ta đã cùng nhau điểm qua nguyên nhân và giải pháp chữa trị vùng kín có mùi hôi. Mọi câu hỏi liên quan đến vấn đề vùng kín có mùi cần tư vấn bệnh nhân vui lòng click vào  khung chat cuối bài bạn nhé.

Bài viết bạn đang tham khảo được nằm trong chuyên mục Bệnh vùng kín. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác trong cùng chuyên mục bệnh viêm nhiễm tại vùng kín ở website: https://benhvienphukhoahcm.com.vn để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan