Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn thế giới
Phòng khám phụ khoa uy tín - Chất lượng tại Việt Nam
Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn thế giới
Phòng khám phụ khoa uy tín - Chất lượng tại Việt Nam
Tình trạng đau bụng trái ở nữ giới thường gặp là đau bụng trên và đau bụng dưới hoặc ngang rốn, kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, sốt, chán ăn, đi ngoài ra máu. Ngoài ra dựa vào các dấu hiệu của phân hoặc nước tiểu cũng như các biểu hiện như vàng da, khó thở, lạnh run khi đau bụng cũng xác định được các loại bệnh khác nhau liên quan tới vùng bụng trái. Để hiểu rõ nguyên nhân tại sao lại bị đau bụng trái mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Để giúp quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác, người bệnh cần xác định được chính xác vị trí đau vùng bụng bên trái.
Vùng bụng bên trên được tính từ rốn trở lên đến vùng xương ức. Do đó, hoạt động của một số cơ quan như thận trái, tụy hay dạ dày có thể đang gặp vấn đề nếu bạn thấy có cảm giác đau âm ỉ ở phần bụng trên bên trái. Người bị bệnh thận sẽ có cảm giác lưng trái bỗng đau nhói, đây được xem là dấu hiệu rõ rệt nhất. Người bệnh sau đó có thể gặp khó khăn trong việc vân động, đi lại do cơn đau di chuyển sang vùng bụng trên bên trái. Ngoài ra, bệnh nhân bị thận có thể thấy một vài biểu hiện khác như sốt cao hay đi tiểu ra máu. Đối với bệnh nhân bị đau dạ dày, không chỉ thấy đau vùng bụng bên trái âm ỉ mà còn có cảm giác bụng nóng và đôi khi xuất hiện những cơn đau dữ dội.
Bên cạnh đó, các bệnh lý liên quan đến tụy tạng cũng có thể gây ra những cơn đau bụng bên trái phía trên. Lúc này người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau quằn quại ở vùng lưng và bụng trên.
Vị trí ở phía bụng dưới bên trái là cơ quan tiêu hóa và bài tiết, đây đều là những cơ quan thiết yếu của cơ thể. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cảm giác đau bụng bên trái phía dưới là rối loạn tiêu hóa, kèm theo cảm giác đau bụng quằn quại, có thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và dễ dàng điều trị. Ngoài ra, các bệnh liên quan đến bàng quang cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng đau bụng bên trái phía dưới.
Để phân biệt với các bệnh lý khác, người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu như: đau buốt khi đi vệ sinh, đi tiểu nhiều lần, thậm chí có lẫn máu.
Nhiều trường hợp khác cũng chỉ ra rằng đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh viêm loét trực tràng, đại tràng hay sỏi tiết niệu.
Khi có biểu hiện đau bụng dưới, có khả năng bệnh nhân đã mắc phải chứng bệnh viêm túi thừa cấp. Bệnh lý này thường liên quan đến tình trạng viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột kết gọi là túi thừa.Thông thường những cơn đau bụng dưới sẽ kèm theo những triệu chứng khác đi kèm như sốt, nôn mửa, táo bón và buồn nôn.
Những bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp khác có thể gây nên những cơn đau bụng dưới bên trái một cách đột ngột như: chứng táo bón, viêm ruột già, bệnh viêm đường ruột, thoát vị bẹn nghẹt.
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, những cơn đau nhói ở vùng bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu về các bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản như:
+ Mang thai ngoài tử cung
+ Lạc nội mạc tử cung
+ Sảy thai
+ U nang buồng trứng
+ U sơ tử cung
Nguyên nhân do hệ bài tiết có vấn đề khi bị đau bụng phía bên trái ở phụ nữ đã có thể mắc phải bệnh sỏi tiết niệu. Đây là hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu. Biểu hiện cụ thể là những cơn đau quặn bụng dưới bên trái. Ngoài ra có những triệu chứng khác đi kèm như tiểu buốt hay đi tiểu ra máu, buồn nôn, nôn mửa. Bên cạnh đó nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra những cơn đau đột ngột ở phần vùng bụng dưới bên trái kèm với những dấu hiệu thường gặp như đi tiểu nhiều lần và bị đau buốt.
Nguyên nhân do một số bệnh lý khác liên quan. Bên cạnh những bệnh ở phần trên, khi bị đau bụng dưới bên trái có thể phụ nữ đã mắc phải một số bệnh khác như có vết bầm hay khối máu tụ bên trong thành bụng. Những cục máu đông, viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái có thể dẫn đến các cơn đau đột ngột ở vùng này.
Đau bụng bên trái ngang rốn là tình trạng mà gần như ai cũng đã từng gặp ít nhất một lần trong đời. Đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Dựa vào vị trí các cơn đau tư vấn có thể chẩn đoán bạn đang mắc phải bệnh gì.
Đau bụng bên trái cạnh rốn có thể do 5 nguyên nhân sau:
+ Do bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng
+ Do viêm túi thừa đại tràng
+ Do sỏi thận
+ Do hội chứng ruột kích thích
+ Do phình động mạch chủ bụng
Bạn có thể áp dụng theo một số bài thuốc dân gian như:
+ Sử dụng gừng tươi : Tác dụng chính của gừng đó là lưu thông máu dễ dàng hơn, vì thế khi bạn đau bụng bên trái thì hãy thưởng thức một cốc trà gừng, vừa ấm bụng, vừa giảm đau.
+ Sử dụng mật ong: Mật ong cũng được rất nhiều người tin tưởng sử dụng để giảm đau bụng tức thì. Bí quyết rất đơn giản, bạn pha mật ong cùng nước ấm và thưởng thức sẽ làm giảm đi những cơn đau
+ Kết hợp giữa lá bạc hà, gừng, tỏi: Cả ba vị này đều có tính ấm, giúp cải thiện triệu chứng đau bụng. Cách thực hiện: Xay nhuyễn hỗn hợp gồm lá bạc hà, gừng, tỏi với nước ấm, uống ngày hai lần.
+ Sử dụng lá ổi: Lá ổi là một trong những dược liệu tự nhiên có thể kiểm soát cơn đau bụng rất tốt. Lấy một ít búp ổi non sau đó sao nóng với muối và đun sắc cùng một củ gừng đã nướng trong khoảng 15 phút. Mỗi ngày uống hai lần để đẩy lùi cơn đau bụng bên trái.
Ngay khi có những triệu chứng đau bụng trái ở nữ giới không rõ nguyên nhân, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời. Trong trường hợp người bệnh đau bụng dữ dội ở vùng bụng bên trái, cần tìm hiểu kĩ càng và thực hiện một số các biện pháp sau.
+ Bình tình theo dõi sức khỏe và tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám kịp thời. Khi các cơn đau tới với tần suất nhiều, không nên làm việc quá sức trước khi thăm khám để xác định bệnh chính xác.
+ Không nên sử dụng thuốc khi chưa có sự tư vấn của tư vấn. Dựa trên kết quả kiểm tra, tư vấn sẽ đưa ra kết quả tình trạng bệnh từ đó có phương án điều trị thích hợp.
Để được khám và tư vấn các bệnh lý phụ khoa các bạn có thể đến Bệnh viện phụ khoa HCM. Sau khi tham khảo, nếu người đọc có bất kì vấn đề nào chưa rõ liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, hãy liên hệ qua Hotline (028) 3923 9999 hoặc click vào khung chat bên dưới để được tư vấn chi tiết nhé.
*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người