• Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn thế giới

  • Phòng khám phụ khoa uy tín - Chất lượng tại Việt Nam

phòng khám khoa phụ khoa - tphcm

Những nguy hiểm thường trực nếu thường xuyên đau bụng trái

Ngày đăng : 04-02-2021 - Lượt xem : 574

Những cơn đau thắt hoặc co quạt bên trong cơ thể , nhất là các cơ quan nội tạng luôn làm cho chúng ta phải đau đầu vì không rõ nguyên nhân. Vậy nếu thường xuyên gặp các cơn đau bụng trái thì bản thân có thể đang mắc những căn bệnh gì .

 

CƠ QUAN BÊN BỤNG TRÁI BAO GỒM NHỮNG GÌ


Ổ bụng được phân chia thành 9 vùng bao gồm: Vùng thượng vị, vùng hạ sườn phải, vùng hạ sườn trái, vùng rốn, vùng mạng mỡ phải, vùng mạng mỡ trái, vùng hạ vị, vùng hố chậu phải, vùng hố chậu trái.

các cơ quan bên ổ bụng trái bao gồm

Mỗi một cơ quan đảm nhận một chức năng khác nhau kết hợp lại tạo thành một hệ tuần hoàn bền vững cho cơ thể, nếu một trong số những cơ quan trên bị đau sẽ làm tình trạng tiêu hóa, hô hấp bị rối loạn.

Vùng bụng bên trái bao gồm các phần hạ sườn trái, vùng mạng mỡ trái và vùng hố chậu trái chứa các bộ phận như sau :

- Lá lách
- Đuôi tụy
- Một phần ruột già
- Một phần dạ dày
- Thận trái
- Thùy gan trái
- Phần trên của niệu quản trái
- Đáy phổi trái
- Buồng trứng (đối với nữ)
- Đại tràng
- Tuyến thượng thận trái

Khi xuất hiện những cơn đau bụng trái âm ỉ hoặc quặn thắt, kèm theo các triệu chứng khác nhau, có thể một trong các cơ quan nội tạng trên đã gặp tổn thương.

Do vùng bụng bên trái có chứa các bộ phận, cơ quan liên quan tới dạ dày, một phần tụy, ruột, thận và đại tràng cũng như vùng chậu.

Vì vậy, nên có những chẩn đoán bước đầu trước khi tình trạng nặng nề thêm.

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU BỤNG TRÁI BÊN DƯỚI THƯỜNG GẶP

Đau bụng dưới bên trái chủ yếu liên quan tới đường ruột, chủ yếu có liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đau này như:

♦ Rối loạn tiêu hóa cũng là nguyên nhân gây đau bụng trái

♦ Viêm đại tràng: bệnh thường xuất hiện đau bụng phía bên trái kèm rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy hoặc xen kẽ.

♦ Rối loạn tiêu hóa: xuất hiện đau bụng âm ỉ từng cơn, chướng bụng, khó tiêu, phân lúc lỏng lúc rắn.

♦ Hội chứng ruột kích thích IBS: đau bên trái bụng kèm theo đầy hơi, chướng bụng, phân lẫn chất nhầy, rối loạn đại tiện.

♦ Đầy hơi, khó tiêu: đầy hơi và ợ hơi, khó tiêu dai dẳng có thể kèm theo những cơn đau tức bên trái.

♦ Táo bón: đau bên trái bụng do phân không được đào thải ra ngoài.

các triệu chứng và căn bệnh đau bụng trái thường xuyên xuất hiện ở nam giới

♦ Viêm túi thừa: ngoài đau bên trái bụng còn kèm sốt sốt, buồn nôn, chán ăn, đi ngoài ra máu…

Những triệu chứng của các bệnh lý này khá giống nhau, có cảm giác sưng, tức bụng bên trái, nổi cục cứng ở bụng.

Nhiều người sẽ nhầm lẫn nên bạn cần thăm khám kịp thời để có phương pháp điều trị cụ thể.

♦ Ngoài ra, đau bụng trái còn liên quan đến hệ bài tiết như bàng quang, đường tiết niệu:

♦ Nhiễm trùng đường tiết niệu: tiểu nhiều lần kèm đau buốt, đôi khi xuất hiện đau eo bên trái hoặc dưới xương sườn.

♦ Viêm bàng quang: Đau vùng bụng dưới đặc biệt phần xương chậu do vi khuẩn gây ra các cơn đau ở các phần khác nhau của hệ thống bài tiết.

NHỮNG TRIỆU CHỨNG KHÁC CÓ KHẢ NĂNG GÂY RA TÌNH TRẠNG ĐAU BỤNG TRÁI

Bên cạnh các yếu tố liên quan đế hệ bài tiết, hệ tiêu hóa gây ra triệu chứng bụng trái bị đau thì một số bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch hoặc hệ thần kinh của cơ thể cũng gây ra tình trạng này.

♦ Bệnh Celiac: trường hợp không tiêu hóa được gluten khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các phần của ruột gây ra hiện tượng đau bụng kèm theo một số vấn đề tiêu hóa.

♦ Không dung nạp lactose: trường hợp không tiêu hóa được sữa và các sản phẩm làm từ sữa sẽ khiến các cơn đau bụng, đầy hơi, phân lỏng diễn ra thường xuyên.

♦ Phình động mạch chủ: bên cạnh đau bên trái bụng còn kèm theo khó thở, da tái nhợt, lạnh run

♦ Zona thần kinh: ngoài hiện tượng đau tại các vết bị zona đôi khi còn có hiện tượng đau bụng trái, ngứa, châm chích trên

Các dấu hiệu và triệu chứng một số căn bệnh đau bụng bên trái ở nam và nữ giới bao gồm

♦ Đau bụng bên trái ở nam giới

Nam giới có thể gặp một số vấn đề liên quan tới sinh sản gây nên những cơn đau bụng trên hoặc dưới bên trái, cụ thể:

♦ Nhiễm trùng/viêm túi tinh
Là tình trạng túi tinh bị nhiễm trùng gây viêm khiến cho chất lượng và số lượng tinh trùng bị giảm sút.

♦ Viêm tuyến tiền liệt
Là sự sưng đau của tuyến tiền liệt, một tuyến thuộc hệ tiết niệu, có chức năng tiểu tiện nhưng liên quan tới hoạt động tình dục và sinh sản.

Khi bị viêm tuyến tiền liệt, người bệnh thường có biểu hiện tiểu dắt, tiểu đục, đau bụng hạ vị sau đó lan xuống chân…

♦ Xoắn tinh hoàn
Tình trạng này gây ra triệu chứng đau bụng vùng bên trái, đi kèm với biểu hiện nôn, buồn nôn, đi tiểu đau, sốt. Cần được đưa cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

các triệu chứng và căn bệnh thường xuyên xuất hiện ở nữ giới

♦ Đau bụng bên trái ở nữ giới

Đối với chị em trong độ tuổi sinh sản, các cơn đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý như:

♦ Sảy thai
Có kèm theo các biểu hiện chảy máu âm đạo, kèm cơn đau dai dẳng, đau âm ỉ bụng dưới bên trái.

♦ Mang thai ngoài tử cung
Trong giai đoạn đầu của thai sẽ xuất hiện những cơn đau co thắt, đau bụng từng cơn bên trái kèm chảy máu âm đạo bất thường.

♦ U nang buồng trứng
Là một khối chứa dịch lỏng nằm trong buồng trứng, với các dạng u nang bao gồm u nang bì, u nang nội mạc tử cung, u nang tuyến.

♦ U xơ tử cung
Được hình thành khi các tế bào cơ trơn phân chia nhiều lần và phát triển thành một khối vững chắc, đàn hồi, tách khỏi phần còn lại của thành tử cung.

Các bệnh lý thường đi kèm với triệu chứng: bụng dưới căng cứng, rối loạn kinh nguyệt, máu kinh vón cục màu đen…

Bệnh viện phụ khoa địa chỉ cung cấp nhiều thông tin bổ ích về kiến thức sinh sản, sức khỏe , sinh lý cho mọi gia đình .  Rất nhiều bệnh nhân đã lựa chọn và tin tưởng dịch vụ khám chữa bệnh tại đây. Nếu có bất kì thắc mắc nào về bệnh bạn có thể gọi điện đến hotline 02839239999 sẽ được các chuyên gia tư vấn tận tình. Hoặc bạn có thể đến địa chỉ 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM để được trực tiếp thăm khám và chữa trị.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan