• Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn thế giới

  • Phòng khám phụ khoa uy tín - Chất lượng tại Việt Nam

phòng khám khoa phụ khoa - tphcm

Tìm hiểu tình trạng đau xương cụt khi mang thai

Ngày đăng : 10-03-2021 - Lượt xem : 629

Đau xương cụt khi mang thai có thể nói là tình trạng khá phổ biến ở chị em phụ nữ và thường xuất hiện ở giai đoạn tháng thứ hai nhưng chỉ một số ít trường hợp rơi vào những tháng cuối thai kỳ. Mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi nhưng lại khiến mẹ mệt mỏi mà còn cảm thấy lo lắng không yên. Vì vậy mà mẹ bầu nên tìm hiểu tình trạng đau xương cụt khi mang thai cũng như cách khắc phục tình trạng này như thế nào?

TÌM HIỂU TÌNH TRẠNG ĐAU XƯƠNG CỤT KHI MANG THAI

ĐAU XƯƠNG CỤT KHI MANG THAI LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Đau xương cụt khi mang thai là tình trạng mà mẹ bầu cảm nhận được những cơn đau nhức hoặc nhói ở vùng mông hoặc hông. Sau đó cơn đau này có thể lan xuống vùng háng, hai bắp chân, đầu gối và thậm chí là mắt cá chân nữa.

Phụ nữ khi mang bầu gặp phải tình trạng đau xương cụt thì cũng đừng quá lo lắng vì đây là một hiện tượng rất bình thường xảy ra khi cơ thể của mẹ có sự thay đổi từ các hormone do quá trình mang thai.

Dự kiến, những cơn đau sẽ ngày càng một xuất hiện nhiều hơn ở giai đoạn gần đến ngày sinh bởi thai nhi càng phát triển thì áp lực lên các chi càng nặng dẫn đến việc đi lại của mẹ cũng trở nên khó khăn dần. Một số trường hợp sau khi sinh, người mẹ vẫn còn cảm thấy đau vùng xương cụt.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG ĐAU XƯƠNG CỤT MÀ MẸ BẦU NÊN BIẾT

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể sẽ tiết ra hormone relaxin và estrogen, cả hai đều có ảnh hưởng đến các dây chằng ở khu vực gần xương cụt, khiến mẹ bầu gặp phải những cơn đau khó chịu.

Thai nhi phát triển

Trong những tháng cuối thai kỳ, phần đầu của em bé thường chèn vào xương cụt của mẹ. Đây chính là lý do khiến bà bầu có cảm giác mệt mỏi và đau nhức xương khớp.

Bất kỳ hoạt động nào như đi bộ, đạp xe, thậm chí đơn giản là ngồi hay đứng đều có thể gây đau đớn. Vì vậy mà mẹ bầu nhất thiết phải thật thận trọng khi làm bất cứ điều gì trong giai đoạn này.

Do cơ căng cứng quá mức

Đây là một nguyên nhân có ảnh hưởng đến sự vận động của mẹ. Em bé lớn sẽ gây ra một sức ép lên vùng xương chậu, và nếu mẹ không có sự vận động thường xuyên, ngồi hoặc đứng quá nhiều trong ngày thì chắc chắn tình trạng đau xương cụt sẽ ngày càng trầm trọng hơn.

Do mẹ tăng cân quá nhanh

Sự tăng trọng nhanh của cơ thể dồn nên phần trọng tâm phía sau khiến cho tư thế cột sống của mẹ bầu bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác gây đau xương cụt khi mang thai có thể là: táo bón, chấn thương vùng dưới lưng do ngã hoặc tai nạn, thoát vị đĩa đệm phần dưới của lưng, rối loạn chức năng xương mu hoặc ung thư vùng chậu.

TRIỆU CHỨNG CỦA TÌNH TRẠNG ĐAU XƯƠNG CỤT KHI MANG THAI

Để có thể biết được mình đang bị đau xương chậu thì các mẹ cần lưu ý một số đặc điểm sau:

+ Đau liên tục ở lưng dưới hoặc ở hông

+ Cơn đau tăng dần ở gần cuối cột sống

+ Đau nặng về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ

+ Cơn đau tăng hoặc giảm cùng với sự thay đổi tư thế

+ Đau ở khu vực mu, đau lưng, hông, vùng giữa hai chân hoặc đầu gối

+ Ngay khi mẹ bầu bắt đầu đi bộ, đứng dậy, uốn người thì cơn đau được kích hoạt

+ Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi bà bầu bị táo bón

ĐAU ĐỐT SỐNG CỤT MẸ BẦU NÊN LÀM GÌ?

Tránh vận động mạnh

Hạn chế đi bộ ngay khi xương cụt có biểu hiện đau.

Chú ý đến tư thế khi ngủ

Việc này cũng sẽ giúp cho mẹ cảm thấy phần nào thoải mái hơn rất nhiều và cơn đau cũng sẽ giảm dần, giúp mẹ có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Nên nghiêng bên trái với một cái gối kẹp giữa 2 đùi để trọng lượng cơ thể được chia đều với một cái gối kẹp giữa 2 đùi để trọng lượng cơ thể được chia đều.

Luôn ngồi thẳng

Khi mẹ ngồi thẳng thì trọng tâm cơ thể được cố định giảm áp lực nặng nề lên phần xương cụt. Nếu được, mẹ nên ngồi trên một quả bóng chuyên dùng để tập thể dục.

Không mang vật nặng

Tuyệt đối không được mang vật nặng vì nó sẽ gây chèn ép đến các dây thần kinh khiến cho tình trạng đau ngày càng tồi tệ hơn rất nhiều.

Tạm biệt những đôi giày cao gót

Tuyệt đối không mang giày cao gót, bởi lẽ lực trọng tâm cơ thể sẽ dồn lên đôi chân kéo theo những cơn đau rất nghiêm trọng đấy!

Massage vùng xương cụt

Đôi khi bạn nên đến spa chăm sóc sức khỏe mẹ bầu hoặc tại các bệnh viện phụ sản lớn để massage vùng xương cụt

Chườm nước ấm

Đây là cách dùng nhiệt tác động vào lưng giúp nới lỏng các mô và làm dịu cơn đau. Mẹ có thể ngâm mình trong bồn tắm nước ấm, nhỏ vào đó một chút tinh dầu mẹ sẽ thấy thư thái dễ chịu hơn nhiều.Chú ý đừng sử dụng nước với nhiệt độ cao sẽ không tốt cho em bé của bạn.

Không để bản thân bị táo bón

Táo bón khi mang thai chính là nguyên nhân khiến bạn bị đau xương cụt cũng như làm cho mẹ cảm thấy thêm phần khó chịu. Hiện tượng này gây tác động không nhỏ tới đau xương cụt trong thai kỳ do sự thay đổi của nhu động ruột tương tác tới các mô xương chậu và khớp háng. Vì thế, mẹ hãy ăn uống các chất dễ tiêu hóa, uống nước nhiều và đi bộ nhẹ nhàng để giảm táo bón khi mang thai nhé!

Đau xương cụt là tình trạng rất phổ biến ở bất kỳ mẹ nào khi mang thai nên mẹ cũng không cần phải lo lắng quá nhiều. Thế nhưng, nếu mẹ có tình trạng đau xương cụt xảy ra thì hãy quan tâm và chú ý quan sát sinh hoạt của mình nhiều hơn để có thể khắc phục và tránh làm cho bệnh ngày càng tệ hơn.

Bổ sung đầy đủ canxi và các vi chất cần thiết giúp cho hệ xương luôn khỏe mạnh, vững chắc.

Trên đây là toàn bộ những lời khuyên hữu ích mà các chuyên gia Bệnh viện phụ khoa đã mang đến để hỗ trợ các mẹ giảm cơn đau xương cụt khi mang thai.

Nhưng nếu mẹ bầu đau nặng, kéo dài thì nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa sản hoặc chấn thương chỉnh hình để nhận được điều trị hoặc bạn có thể gọi điện đến hotline (028) 3923 9999 ​sẽ được các chuyên gia tư vấn tận tình. Hoặc bạn có thể đến địa chỉ 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM để được trực tiếp thăm khám và chữa trị.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan