• Chúng tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân trên toàn thế giới

  • Phòng khám phụ khoa uy tín - Chất lượng tại Việt Nam

phòng khám khoa phụ khoa - tphcm

Trĩ Hỗn Hợp Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Ngày đăng : 09-12-2020 - Lượt xem : 507

Bệnh trĩ hỗn hợp là bệnh lý đang dần trở nên phổ biến hiện nay và là nỗi ám ảnh vô cùng đáng sợ đối với nhiều người. Trĩ hỗn hợp phức tạp, dễ gây nhầm lẫn với những loại trĩ khác vì nó là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại. So với các loại trĩ khác, trĩ hỗn hợp nguy hiểm và triệu chứng của bệnh cũng nặng nề hơn, gây đau nhức, khó chịu hơn, cách điều trị, biến chứng cũng nguy hiểm hơn những loại bệnh trĩ khác. Để nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau!

Bệnh trĩ hỗn hợp là gì?

Trong số 3 dạng bệnh trĩ thì trĩ hỗn hợp được coi là ảnh hưởng nặng nề nhất. Người mắc trĩ hỗn hợp có thể coi như là sự tổng hợp hai dạng bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Tuy nhiên, ảnh hưởng của trĩ hỗn hợp tới sức khỏe người bệnh thì nặng nề hơn rất nhiều. 

Để chẩn đoán có mắc trĩ hỗn hợp hay không thì người bệnh phải xem xét kỹ lưỡng vị trí bệnh. Cụ thể, dùng đường lược làm nơi phân tách thì dưới đường lược gọi là búi trĩ ngoại, trên đường lược là búi trĩ nội.

Trĩ hỗn hợp là những người xuất hiện cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại. Búi trĩ được hình thành là do các đám rối tĩnh mạch rối vào nhau gây nên và trông như một cục thịt nhỏ. 

Trĩ hỗn hợp là tình trạng búi trĩ nội và trĩ ngoại hợp lại với nhau

Đa số những người mắc bệnh trĩ hỗn hợp đều có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Có thể coi trĩ hỗn hợp là sự tổng hợp lại của hai bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Tuy nhiên tác động của bệnh thì lại lớn hơn rất nhiều. Những bệnh nhân mắc trĩ hỗn hợp có rất nhiều người trong tình trạng bệnh rất nặng nề. 

Đặc biệt những người mắc trĩ lâu năm thường có rất nhiều là bị trĩ hỗn hợp. Bệnh nếu không điều trị sớm sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng hoại tử và tổn hại chức năng hậu môn. Do đó nếu có dấu hiệu mắc bệnh thì nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. 

Các cấp độ của bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp được hình thành và phát triển theo 4 cấp độ bao gồm:

+ Trĩ hỗn hợp độ 1: chảy máu ít, ngứa hậu môn, búi trĩ nhỏ. 

+ Trĩ hỗn hợp độ 2: búi trĩ xuất hiện ở cửa hậu môn.

+ Trĩ hỗn hợp độ 3: búi trĩ bên trong và ngoài phát triển.

+ Trĩ hỗn hợp độ 4: bùi trĩ hình hoa cúc, sưng to, trầy xước.​

Nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp là do đâu?

Nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây nên trĩ sẽ giúp điều trị hiệu quả căn bệnh này. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến: 

+ Do áp lực gia tăng về phía hậu môn khiên những tĩnh mạch bị tắc nghẽn và ngưng tụ lại tạo nên các búi trĩ.

+ Do viêm sưng vùng da ở nếp gấp quanh vùng hậu môn.

+ Bị táo bón lâu năm khiến các tĩnh mạch và thành ruột bị tổn thương và gây áp lực lên vùng xương chậu, vùng hậu môn.

+ Do tâm lý chủ quan không chữa trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại triệt để và đúng cách

+ Chế độ dinh dưỡng mất cân đối, cơ thể thiếu chất xơ, hoạt động tiêu hóa và chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng gây táo bón.

+ Thói quen uống ít nước khiến cho phân bị cứng và to hơn, cực kỳ dễ bị táo bón

+ Thói quen lười vận động tạo áp lực cho vùng hậu môn, khí huyết không lưu thông, các tĩnh mạch bị nghẹt và sưng phồng.

+ Khuân vác nặng quá sức làm gia tăng áp lực cho vùng hậu môn

+ Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh con xong khiến vùng xương chậu bị tác động và các tĩnh mạch bị chèn ép.

+ Thói quen vệ sinh vùng hậu môn không sạch sẽ khiến vi khuẩn tích tụ và tăng nguy cơ viêm nhiễm

+ Do tuổi cao độ đàn hồi của cơ vòng kém khiến tĩnh mạch trĩ bị mất neo và trượt xuống vùng hậu môn, gây nên hiện tượng táo bón ở người già và các bệnh về trĩ.

Vì bệnh có nhiều nguyên nhân gây nên do đó việc nhận biết những nguy cơ, nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị hiệu quả, đi đúng hướng, thời gian điều trị bệnh cũng được rút ngắn.

Dấu hiệu của bệnh trĩ hỗn hợp

Dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ hỗn hợp

+ Chảy máu khi đại tiện: Ban đầu máu xuất hiện ít, chỉ dính vào phân và giấy vệ sinh. Sau một thời gian không được điều trị, máu có thể nhỏ thành giọt, thậm chí thành tia.

+ Dịch nhầy hậu môn: Niêm mạc hậu môn bị kích thích khiến các chất nhầy được sản sinh nhiều hơn. Người bị trĩ hỗn hợp sẽ luôn có cảm giác ẩm ướt, khó chịu tại hậu môn.

+ Sa búi trĩ: Tĩnh mạch trĩ bị phình quá mức sẽ tạo ra những búi trĩ bên trong và ngoài hậu môn. Kích thước của búi trĩ tùy vào mức độ tổn thương của tĩnh mạch. Ban đầu, búi trĩ hỗn hợp chỉ xuất hiện như một dị vật nhỏ trong và rìa hậu môn, sau đó dài rồi lòi ra khi chúng ta đại tiện. Càng để lâu, búi trĩ càng to và sa xuống, thường trực ở hậu môn.

+ Ngứa hậu môn: Dịch nhầy cùng sự hình thành của búi trĩ khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy và vướng víu. Ngoài ra, người bệnh trĩ hỗn hợp còn có thể bị nứt kẽ hậu môn.

+ Đau hậu môn: Xảy ra do khối trĩ quá lớn, khi ngồi bị đè nén hoặc bắt nguồn từ hiện tượng tắc mạch trĩ. Triệu chứng đau thường đi kèm với hiện tượng viêm hậu môn, phù nề bờ hậu môn thậm chí là hoại tử.

Những tác hại của bệnh trĩ hỗn hợp

So với các loại trĩ khác thì bệnh trĩ hỗn hợp có mức độ nguy hiểm hơn do có sự liên kết giữa búi trĩ nội và trĩ ngoại. Việc không phát hiện sớm hoặc chữ trị không đúng cách có thể khiến bạn có nguy cơ gặp phải các biến chứng như:

+ Thiếu máu: Nếu bệnh trĩ hỗn hợp gây chảy máu nặng, bạn có thể bắt đầu bị thiếu máu. Tình trạng này có thể dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức, chóng mặt, mất tập trung…

+ Bội nhiễm, viêm loét hậu môn: Búi trĩ thường xuyên tiết dịch cộng thêm tình trạng chảy máu liên tục chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Chúng tấn công mạnh vào hậu môn gây bội nhiễm, lở loét hoặc thậm chí là nhiễm trùng máu.

+ Sa nghẹt, hoại tử trĩ: Các tĩnh mạch ở hậu môn có thể bị cơ vòng chèn ép khiến cho lượng máu được động mạch bơm vào búi trĩ không thể lưu thông ngược ra ngoài. Dần dần, búi trĩ ngày càng sưng to, phù nề xuất hiện các cục máu đông. Nếu không được xử trí kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử.

+ Viêm nhiễm phụ khoa: Đây là biến chứng của bệnh trĩ hỗn hợp thường xảy ra ở nữ giới. Do vị trí lỗ liệu đạo và hậu môn của phụ nữ rất gần nhau nên dịch nhầy chứa vi khuẩn có thể lây lan từ hậu môn sang vùng kín khiến chị em dễ bị viêm nhiễm phụ khoa.

Với những biến chứng đáng gờm như vậy, người bệnh thực sự cần phải điều trị trĩ hỗn hợp càng sớm càng tốt. Nếu không khắc phục kịp thời và để xảy ra một trong những vấn đề trên thì sức khỏe của bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Những biến chứng nghiêm trọng của bệnh trĩ hỗn hợp

Biện pháp phòng tránh trĩ hỗn hợp

Có thể nhận thấy bệnh trĩ hỗn hợp để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, chính vì vậy mọi người nên có biện pháp phòng ngừa bệnh hợp lý:

 Phòng tránh táo bón bằng cách uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ. Nếu bị táo bón cũng không nên dùng sức để rặn, có thể áp dụng một vài biện pháp hỗ trợ để đại tiện dễ dàng hơn

 Đứng lên đi lại sau khi đã ngồi liên tục 1 giờ đồng hồ

 Không nín nhịn khi mắc đại tiện, vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đại tiện – tiểu tiện

 Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao, tích cực vận động.

Cách điều trị trĩ hỗn hợp hiệu quả

Hiện nay bệnh trĩ hỗn hợp có thể được chữa trị bằng nhiều phương pháp, dưới đây là một số cách điều trị trĩ hỗn hợp hiệu quả như:

Điều trị bằng thuốc

 Sử dụng các loại thuốc làm bền thành tĩnh mạch, thuốc tăng trương tĩnh mạch

 Kết hợp với thuốc chống viêm, thuốc nhuận tràng và thuốc giảm đau trong trường hợp xuất hiện phù nề và tắc mạch.

 Đồng thời có thể sử dụng thêm các loại thuốc dùng tại chỗ như: thuốc đặt hậu môn, kem bôi, thuốc mỡ…

Điều trị trĩ hỗn hợp hiệu quả bằng các thủ thuật

 Tiêm xơ: Tiêm một dạng dung dịch có khả năng kích thích phản ứng viêm tại những vị trí có mạch trĩ để tạo thành tổ chức xơ sẹo, từ đó giảm sự cung cấp máu và cố định niêm mạc trĩ vào cơ thắt.

 Thắt búi trĩ: Thắt vòng cao su ở cổ búi trĩ để ngăn máu lưu thông đến búi trĩ. Nhờ đó búi trĩ dần khô và rụng sau 5 – 7 ngày thực hiện thủ thuật.

Cắt trĩ hỗn hợp bằng phương pháp PPH và HCPT

Phẫu thuật cắt trĩ hỗn hợp

Để mang lại hiệu quả cao cho quá trình điều trị bệnh trĩ hỗn, cần áp dụng hai phương pháp PPH – cắt búi trĩ bằng laser và phương pháp HCPT – sử dụng sóng cao tần làm đông máu quanh búi trĩ rồi tiến hành cắt trĩ.

Ưu điểm chung của hai phương pháp PPH và HCPT

 Thời gian làm thủ thuật cắt trĩ nhanh chóng và người bệnh có thể ra về trong ngày

♦ An toàn do sử dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, ít gây đau và chảy máu khi cắt trĩ

♦ Chỉ loại bỏ búi trĩ mà không ảnh hưởng nhiều đến cơ hậu môn, bảo vệ chức năng của hậu môn

♦ Hiệu quả cao, vết cắt nhanh lành và tỷ lệ tái phát bệnh thấp.

Hai phương pháp hiện đại PPH và HCPT được Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu áp dụng trong thời gian qua đã giúp điều trị thành công cho nhiều trường hợp mắc bệnh trĩ hỗn hợp.

Hơn thế nữa, phòng khám chúng tôi còn là nơi quy tụ nhiều tư vấn giỏi về chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn, trang bị nhiều máy móc tối tân, phòng tiểu phẫu đạt chuẩn vô trùng, bảo mật bệnh án chặt chẽ, chi phí hợp lý… nên người bệnh có thể yên tâm khi đến khám và điều trị bệnh trĩ hỗn hợp.

Mong rằng, qua bài viết trên người bệnh sẽ lời giải đáp cho vấn đề trĩ hỗn hợp là gì, cách điều trị trĩ hỗn hợp hiệu quả.Nếu có thắc mắc liên quan tới vấn đề này, hãy để lại lời nhắn chúng tôi sẽ giải đáp một nhanh nhất cho các bạn hoặc liên hệ với phòng khám Hoàn Cầu qua hotline (028) 3923 9999 để được giải đáp một cách nhanh nhất nhé.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác ở website: https://benhvienphukhoahcm.com.vn để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Bài viết liên quan